2000 người Việt Nam tử vong mỗi năm vì HIV/AIDS

Theo ông Long, mức độ bao phủ của dịch vụ phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam còn thấp. Bơm kim tiêm sạch và bao cao su mới đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu. Người dân kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS vẫn phổ biến. Ông Long cũng cho biết, hiện nay Việt Nam chưa khống chế được dịch HIV/AIDS.

"Không quốc gia nào có thể "trốn tránh" được HIV/AIDS. Dịch HIV/AIDS không thể tự mất đi nếu không có đầu tư, can thiệp. Đầu tư cho phòng, chống HIV/AIDS là việc buộc phải làm, càng đầu tư sớm càng hiệu quả", ông Long nói.

Theo tính toán của các chuyên gia trong nước và quốc tế, nếu muốn kết thúc dịch HIV/AIDS vào năm 2030, mỗi năm Việt Nam cần đầu tư khoảng 92 triệu USD cho phòng chống HIV/AIDS.



Mỗi năm Việt Nam phát hiện khoảng 12.000 người nhiễm HIV và khoảng 2.000 tử vong

Đầu tư cho phòng, chống HIV/AIDS không chỉ mang lại lợi ích sức khỏe, mà còn góp phần đảm bao an ninh, trật tự xã hội và góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung của cả nước.

Đối phó với dịch HIV/AIDS là một trong những ưu tiên trong lĩnh vực y tế công cộng của Bộ trưởng Y tế các nước ASEAN. Nhiều nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, đang rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn tài chính cho phòng chống HIV/AIDS.

Các nước trong khối ASEAN là những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch HIV/AIDS. Do vậy, đối phó với dịch HIV/AIDS là mối quan tâm chung và cũng là một trong những ưu tiên trong lĩnh vực y tế công cộng của Bộ trưởng Y tế các nước ASEAN.

Việt Nam, đang rơi vào tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nguồn tài chính cho phòng chống HIV/AIDS. Vì vậy, các nước đã tổ chức cuộc họp chuyên đề bàn này nhằm củng cố các cam kết của ASEAN trong việc đảm bảo tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS cấp quốc gia và khu vực; chia sẻ các cơ hội và các sáng kiến huy động tài chính bền vững cho phòng, chống HIV/AIDS cho các nước ASEAN trong giai đoạn sau năm 2015.


CTV2
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn