Bác sĩ Phan Thạch Khuê, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, BVĐKLĐ cho biết các bệnh nhân ngộ độc do ăn hoa loa kèn đã qua cơn nguy kịch.
Hoa loa kèn vàng mà các bệnh nhân ăn và bị ngộ độc
Hoa loa hèn vàng chứa độc tố
Bốn bệnh nhân trên đến từ tịnh xá Kỳ Quang, xã Hiệp An, H.Đức Trọng (Lâm Đồng) gồm: thầy Lê Công Viễn (63 tuổi, pháp danh Minh Kỳ), thầy Chu Minh Quang (22 tuổi, pháp danh Thanh Bình), Lê Văn Tây (61 tuổi) và Nguyễn Thành Phát (18 tuổi).
Bệnh nhân Lê Văn Tây
Bệnh nhân Nguyễn Thành Phát
Bệnh nhân Chu Quang Minh
Bệnh nhân Lê Công Viễn
Sáng nay, bệnh tình của nhà sư Công Viễn và Minh Quang đã đỡ nhiều. Thầy Minh Quang cho biết lúc 11 giờ 30 phút trưa qua, thầy hái hoa loa kèn màu vàng trồng trước tịnh xá để ăn với lẩu chay. Hoa có vị đắng hơn khổ qua. Sau khi ăn khoảng 10 phút, thấy chóng mặt, xây xẩm mặt mày, bước đi không nổi. Có 6 người ăn lẩu với hoa loa kèn, nhưng 2 người ăn ít bị ngộ độc nhẹ điều trị tại nhà, 4 người bị nặng được chuyển lên BVĐKLĐ cấp cứu. Trong đó Nguyễn Thành Phát bị nặng nhất, hiện vẫn trong tình trạng lúc mê lúc tỉnh.
Theo bác sĩ Phan Thạch Khuê, độc tố chứa trong hoa loa kèn tựa như độc tố trong cà độc dược. Thầy Công Viễn cho biết hoa loa kèn trồng dọc đường trước tịnh xá, mùa này hoa nở rộ rất đẹp. Cây chỉ cao khoảng 1 mét, nhưng hoa rất nhiều.
Hoa loa kèn trắng
Hoa loa kèn hồng
Thảm hoa loa kèn trong vườn hoa Đà Lạt
Quan sát của PV, tại Đà Lạt hiện có nhiều loại hoa loa kèn, loa kèn trắng cây cao khoảng 2 mét, hoa loa kèn hồng thấp hơn, riêng giống hoa loa kèn vàng thấp từ 1 mét trở xuống. Tại vườn hoa Đà Lạt hoa loa kèn vàng được trồng thành thảm rất đẹp mắt, dọc đường Trần Quốc Toản, phía sân golf Đà Lạt trồng nhiều loa kèn trắng, riêng hoa loa kèn hồng rất hiếm.
Bình luận của bạn