Thực phẩm bị ôi thiu trong mùa hè có thể gây ra ngộ độc thực phẩm
Hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm tập thể trong năm 2015
Sẽ xử hình sự nếu để du khách bị ngộ độc thực phẩm
Dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị ngộ độc thực phẩm
Lộ diện "thủ phạm" gây ngộ độc thực phẩm tại trường học
1. Nên đổ rác hàng ngày
Thùng rác có chứa nhiều vi khuẩn. Đổ hết chất thải nhà bếp vào một thùng rác không phải là biện pháp vệ sinh tuyệt đối, vì rác trong nhà bếp có thể là nguồn thức ăn dồi dào cho loài gián và những vi trùng, vi khuẩn. Giữ thói quen đổ rác hàng ngày, sử dụng thùng rác theo kiểu đạp chân để hạn chế mầm bệnh lây qua nắp thùng. Nên nhớ rửa tay sau khi chạm vào thùng rác.
Nên đổ rác 2 lần trong ngày để đảm bảo vệ sinh
2. Làm sạch và khử trùng nhà bếp thường xuyên hơn
Vệ sinh ống đựng rác trong bồn rửa, cống của bồn rửa bởi đây là những bộ phận đồ ăn thừa dễ bị mắc kẹt lại. Không chỉ làm sạch bồn rửa hết dầu mỡ, cặn thức ăn và bụi bẩn, mà cần đảm bảo khử trùng sạch ống cống để tránh những vi khuẩn, côn trùng xâm nhập nhà bếp.
Vệ sinh nhà bếp thường xuyên đặc biệt là bồn rửa bát
3. Cất giữ thực phẩm ở nhiệt độ thấp
Thực phẩm trong tủ lạnh có thể được ngăn ngừa lây nhiễm chéo bằng cách lưu trữ ở nhiệt độ phù hợp. Nhiệt độ thấp làm chậm sự tăng trưởng của vi khuẩn có hại, giúp duy tri nhiệt độ của tủ lạnh ở 4độ C hoặc thấp hơn. Tuy nhiên, những thực phẩm dễ bị hỏng ngay cả khi cất vào tủ lạnh như thịt gia cầm, rau quả, cần sử dụng càng sớm càng tốt.
4. Bọc kín thực phẩm dễ bị hư hỏng
Việc lưu trữ, đóng gói thực phẩm trong túi hoặc chai lọ kín có thể làm giảm sự xâm nhập của vi khuẩn. Bằng cách này bạn sẽ chống được những động vật gặm nhấm, gián… làm ô nhiễm thực phẩm.
5. Loại bỏ gián trong nhà bếp
Gián là một loại động vật rất phổ biến trong nhiều nhà. Nó là nguy cơ tiềm ẩn, mầm mống gây ra nhiều bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe của gia đình. Diệt những con gián ẩn trong ổ cắm chìm, dưới xi lanh, tủ lạnh, …là điều rất cần thiết.
Xem thêm: 9 cách diệt gián tự nhiên, hiệu quả ai cũng nên biết.
Bình luận của bạn