600 lương y đi làm giúp việc vì không được cấp chứng nhận

Y học cổ truyền dân tộc cần phải được phát triển, nâng cao

Khuyến khích nuôi trồng dược liệu cho ngành y học cổ truyền

Điều trị bệnh động kinh cho trẻ bằng y học cổ truyền

​BHYT sẽ trả gần 350 loại thuốc y học cổ truyền

Khám phá bảo tàng Y học cổ truyền Việt Nam

Đó là thông tin được lương y Lê Hùng - Chủ tịch Hội Đông y, TP.HCM nêu lên tại buổi thăm và làm việc của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tại Viện Y Dược học Dân tộc, TP.HCM.

Cụ thể, trước đây những người tham gia khám chữa bệnh trong lĩnh vực y học cổ truyền đều được cấp chứng nhận lương y sau khi trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch kết hợp với Hội Đông y và Viện Y Dược học Dân tộc chuẩn hóa. Tuy nhiên, từ năm 2004 các quy định về đào tạo cũng như những thay đổi trong hoạt động quản lý khám chữa bệnh khiến những người dù đã được chuẩn hóa nhưng vẫn không được chứng nhận lương y nên không đủ điều kiện xin cấp chứng chỉ hành nghề. Cộng dồn trong những năm qua, số người này đã lên tới hơn 600 người.

Lương y Lê Hùng, Chủ tịch Hội Đông y thành phố cho rằng, đây là một sự lãng phí rất lớn về nguồn nhân lực trong lĩnh vực khám chữa bệnh y học cổ truyền. Những người đã được chuẩn hóa đều có đủ năng lực tham gia khám bệnh, kê toa, bốc thuốc nhưng do không được cấp chứng chỉ hành nghề nên trên không đủ điều kiện khám chữa bệnh, phải đi làm giúp việc trong các phòng mạch.

Bộ trưởng Y tế làm việc với ngành Đông y tại TP.HCM

Lý giải cho vấn đề trên, PGS. Phạm Vũ Khánh - Cục trưởng Cục quản lý Y Dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho rằng: Bên cạnh những thay đổi theo cơ chế quản lý về y học cổ truyền thì khái niệm “lương y” với những người mới được chuẩn hóa từ bản chất đã sai. Tất cả mọi người hoạt động trong lĩnh vực y học cổ truyền đều gọi là lương y thì không ổn. Bởi lương y phải là người thầy thuốc rất giỏi có y đức, y thuật.

Nếu phải thừa nhận khái niệm mang tính lịch sử thì việc cấp chứng nhận lương y cũng cần xem xét lại. Bởi không ít cơ sở trên cả nước chỉ thực hiện chuẩn hóa hoặc đào tạo qua loa để thu tiền, năng lực chuyên môn của những người được đào tạo rất hạn chế.

Trước các ý kiến trên, Bộ trưởng Bộ Y tế đã giao quyền cho Sở Y tế TP.HCM phối hợp với Hội Đông y lập Hội đồng để xét duyệt, cấp chứng nhận lương y cho những đối tượng nêu trên nếu đã đủ các điều kiện theo quy định.

Bộ trưởng cũng đề nghị ngành Đông y thành phố cần triển khai các giải pháp nâng cao năng lực khám chữa bệnh cho cộng đồng trên cơ sở kết hợp giữa đông y và tây y, tiến tới mỗi cơ sở khám chữa bệnh đều có phòng chẩn trị đông y sử dụng dược liệu tự nhiên hoặc điều trị bệnh bằng những liệu pháp xoa bóp, ấn huyệt.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị ngành y tế thành phố có giải pháp để các lương y tham gia vào việc khám chữa bệnh cho người dân tại các trạm y tế xã phường; Lương y tham gia vào mô hình bác sỹ gia đình, tạo cơ hội cho người dân được thụ hưởng những tinh hoa của y học cổ truyền dân tộc, đồng thời nâng cao năng lực y tế dự phòng, cải thiện chất lượng chuyên môn của y tế tuyến cơ sở.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội