Điều trị bệnh động kinh cho trẻ bằng y học cổ truyền

Nếu được điều trị kịp thời, trẻ có thể khỏi bệnh động kinh

Thay đổi lối sống – Cách "điều trị" động kinh không dùng thuốc

Nguyên nhân khiến bệnh động kinh trở nặng

Tác động của bệnh động kinh với phụ nữ

Bệnh động kinh có di truyền không?

Nguyên nhân gây bệnh động kinh ở trẻ theo Đông y

Theo Lương y Lê Huy Hoàng (chủ cửa hiệu thuốc số 35, phố Lãn Ông, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), nguyên nhân gây bệnh động kinh là do phong nhiệt xâm nhập và tim, thận làm rối loạn chức năng thần khí. Từ đó, làm tâm thần bất an, khí huyết ngưng trệ không lên não được và khiến não bị thiếu oxi, ảnh hưởng đến thần kinh trung ương. Thông thường, độ tuổi động kinh từ 9 - 16, ngoài ra, một số trẻ có thể bị động kinh từ sau khi ra đời. Khi lên cơn động kinh, trẻ thường có biểu hiện như: Co giật, sùi bọt mép, tâm trí rối loạn…

Trẻ thường bị co giật khi lên cơn động kinh

Với trẻ bị động kinh, bác sỹ sẽ cho trẻ sử dụng thuốc chống động kinh hoặc sử dụng phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, hai phương pháp này chỉ mới giải quyết được phần ngọn và chưa điều trị được nguyên nhân gây ra bệnh. Do vậy, việc áp dụng phương pháp Đông y kết hợp với Tây y là biện pháp điều trị động kinh triệt để, lâu dài. Trong y học cổ truyền, để điều trị bệnh động kinh, bệnh nhân sẽ được dùng thuốc uống từ các thảo dược thiên nhiên để tăng hiệu quả chữa bệnh. Điều trị bằng Động kinh bằng y học cổ truyền là điều trị trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên thời gian điều trị bằng Đông y thường kéo dài.

Các thảo dược tốt cho trẻ động kinh

Trong y học cổ truyền, câu đằng và thiên ma, an tức hương được xem như những vị thuốc để điều trị các bệnh về rối loạn chức năng của hệ thần kinh. Theo các nghiên cứu khoa học, câu đằng có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh khỏi quá trình thoái hóa, lão hóa của tế bào. Đặc biệt, câu đằng có hiệu quả tốt với bệnh nhân bị động kinh. Các nhà khoa học cho rằng câu đằng có chứa một số acid amin và peptide, giống như các tiền chất dinh dưỡng của các chất dẫn truyền thần kinh, giúp làm giảm sự phóng điện bất thường có thể xảy ra trong các tế bào thần kinh.

Câu đằng có tác dụng tốt trong việc bảo vệ tế bào thần kinh, chống co giật

Cùng với câu đằng, thiên ma có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh động kinh. Thiên ma có 3 tác dụng: Chống động kinh, chống hôn mê và chống phong thấp. Nhiều nghiên cứu của y học hiện đại đã chứng minh thiên ma đóng vai trò bảo vệ thần kinh thông qua việc ức chế các độc tố kích thích thần kinh, giảm nhiễm độc thần kinh bởi quá trình oxy hóa, làm chậm lại quá trình thoái hóa, lão hóa và tăng cường chức năng của thần kinh. 

An tức hương (nhựa cây bồ đề) là loại cây được trồng nhiều ở các nước nhiệt đới. Từ lâu, an tức hương đã được sử dụng trong y học cổ truyền để trị chứng co giật, chân tay co quắp (mọi người hay gọi là kinh phong). Đặc biệt, an tức hương được coi là bài thuốc đầu tay của các lương y đối với những trường hợp động kinh.

Lưu ý khi dùng thuốc Đông Y chống động kinh cho trẻ

Thuốc Đông y trị bệnh động kinh thường khó uống vì có mùi hắc hoặc có vị đắng chát. Bởi vậy, nhiều cha mẹ cho thêm đường vào điều này sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Thuốc Đông y có 4 tính: Hàn, nhiệt, ôn, mát, đường sẽ làm giảm tác dụng của tính hàn, mát của thuốc.

Cha mẹ không nên dùng nước sôi để sắc thuốc Đông y vì sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả điều trị. Nước chưa ngấm kỹ vào thì thuốc đã sôi khiến thuốc không phát huy hết tác dụng. Để sử dụng thuốc Đông y hiệu quả cho trẻ, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sỹ Đông Y. Nếu trẻ đang sử dụng thuốc chống động kinh kết hợp với các bài thuốc Đông y thì cha mẹ cần trình bày rõ với bác sỹ để tránh sự tương tác của các loại thuốc.

abc

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh