Thuốc viên dạng sủi được nhiều người chọn vì dễ uống hơn viên nén, viên nang.
Để không lạc trong "rừng" thuốc viên
Thêm một loại thuốc viên nhập khẩu bị đình chỉ lưu hành toàn quốc
Có nên dùng TPCN thay thuốc suy tim?
Trước đây, khi bị sốt, tôi hay dùng viên nén paracetamol. Nhưng nay có tuổi, việc nuốt viên nén trở nên khó khăn hơn nên có người khuyên uống viên sủi (chỉ cần pha vào nước rồi uống). Nhưng lại có thông tin nói rằng người bệnh tăng huyết áp như tôi lại không nên dùng thuốc dạng viên sủi? Vậy thực hư thế nào? (Nguyễn Hương Ly - Hà Nội)
DS. Hoàng Thu Thủy: Các dạng bào chế của thuốc bao gồm: Viên nén, viên nang, dung dịch, hỗn dịch, siro…, mỗi dạng đều có những ưu thế riêng và những hạn chế nhất định (đối với một số người). Dạng viên thuốc sủi là một dạng bào chế khá đặc biệt của thuốc nhằm tạo ra một sự hấp dẫn và dễ chịu khi uống thuốc, đồng thời, giúp cơ thể nhanh hấp thu hơn. Thông thường, dạng thuốc sủi thường được dùng bào chế thuốc giảm đau hạ nhiệt trị cảm cúm, sốt hoặc thuốc bổ cung cấp vitamin và khoáng chất. Một số viên thuốc sủi còn được cho thêm vào đó các chất tạo màu và tạo hương như hương chanh, hương cam... cho dễ uống.
Tuy nhiên, khi dùng dạng viên sủi này cần chú ý, các tá dược chứa trong viên thuốc bao giờ cũng gồm có một chất tạo sủi, đó là natri bi-carbonat hoặc natri bi-carbonat và acid hữu cơ như vitamin C (acid ascorbic). Khi bỏ viên sủi vào trong nước sẽ xảy ra phản ứng hóa học giữa chất kiềm và acid tạo thành muối ăn và các bọt khí CO2 trong dung dịch thuốc.
Vì vậy, những người buộc phải kiêng muối như người suy thận, người bệnh tăng huyết áp… không dùng thuốc dạng viên sủi. Đối với viên sủi chứa calci, ngoài các đối tượng trên còn không dùng cho người bị calci cao trong máu, nước tiểu có nhiều cặn sỏi hay người bị bệnh sỏi thận.
Bình luận của bạn