Trở thành người tiêu dùng thông thái khi biết phân biệt cá nhiễm độc và không bị nhiễm độc.
Ăn cá chết vì nhiễm độc dễ tử vong trong 2 giờ!
Những vụ cá chết hàng loạt ở Việt Nam gây chấn động dư luận!
Vụ cá chết hàng loạt: Nghi vấn ống xả thải khổng lồ dưới biển Vũng Áng
Ô nhiễm biển bao gồm một loạt các mối đe dọa bao gồm: Sự cố tràn dầu, nước thải chưa qua xử lý, các chất ô nhiễm hữu cơ bền (POP), kim loại nặng từ chất thải mỏ và các nguồn khác, quá trình acid hóa, sự tàn phá của môi trường sống ven biển và biển. Sự ô nhiễm này ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề cá của các ngư dân vùng ven biển.
Ở Việt Nam, gần đây phát hiện cá chết hàng loạt tại các lồng bè nuôi trên biển, gần khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh). Sau đó, lần lượt ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế cả cá nuôi lồng bè, cá biển tự nhiên chết hàng loạt. Lượng cá chết thu gom được lên tới vài chục tấn, có những con cá biển tự nhiên nặng tới nửa tạ. Các chuyên gia về tài nguyên biển lo ngại rằng, có thể cá bị nhiễm độc Xyanua từ chất thải công nghiệp. Cá và động vật thủy sinh rất nhạy cảm khi tiếp xúc với xyanua. Nó làm gián đoạn hiệu suất bơi, ức chế sinh sản, cản trở hô hấp và dẫn tới tử vong. Nồng độ 20 - 76 microgram/lit xyanua có thể gây ra cái chết hàng loạt của nhiều loại cá.
Cá bán mà không ai dám mua vì sợ cá nhiễm độc
Trong môi trường không khí, Xyanua xuất hiện chủ yếu ở dạng khí là hydrogen Xyanua. Thời gian bán phân hủy của khí hydrogen Xyanua trong không khí khoảng từ 1 đến 3 năm. Còn trong môi trường nước, hầu hết Xyanua ở trên bề mặt nước sẽ hình thành hydrogen Xyanua và bay hơi. Xyanua ở trong nước sẽ được chuyển thành những chất độc hại hoặc sẽ hình thành một phức chất với kim loại, ví dụ như sắt. Và các nhà khoa học chưa xác định được thời gian bán phân hủy của Xyanua trong nước. Bởi vậy, rất khó xác định được thời gian để làm giảm ảnh hưởng của xyanua đến động vật biển và đặc biệt là loài cá nếu các cơ quan chức năng không sớm vào cuộc và xử lý ô nhiễm biển một cách tổng thể và triệt để.
Bạn không phải lo lắng khi nào nên ăn lại cá ở vùng biển bị nhiễm độc, bởi trước khi vùng biển được làm sạch trở lại, không còn hiện tượng cá bị nhiễm độc, bạn có thể trở thành người tiêu dùng thông thái và biết cách phân biệt cá nhiễm độc và cá không bị nhiễm độc để lựa chọn.
Cách phân biệt cá nhiễm độc và cá sạch:
Hình ảnh cá nhiễm độc và cá không nhiễm độc
- Với những con cá nhiễm độc thì mang của nó sẽ không sáng trơn, có màu hồng thâm đậm và hơi thô bởi cá hô hấp bằng mang nên phần lớn chất độc sẽ tập trung và thể hiện ra bên ngoài tại đây. Trong khi cá sạch, mang sẽ màu hồng tươi, da vẫn còn nhớt bóng.
- Những con cá bị nhiễm độc thì mắt thường bị đục chứ không trong suốt như cá bình thường, thậm chí có con cá bị nhiễm độc mắt đỏ ngầu và bị lồi ra ngoài.
- Những con cá bị nhiễm độc cũng sẽ bị mủn vảy, long vảy thành đám, điều này là dấu hiệu của nhiễm độc nặng. Còn cá sạch vảy sẽ không rời ra ngoài, khi cá mới chết, còn tươi khi bỏ vào nước thì cá sẽ chìm xuống.
- Cá nhiễm độc sẽ có mùi lạ, không tanh như cá bình thường và thường bị biến đổi màu, da có những đốm đỏ, vàng loang lổ.
Phân biệt được cá nhiễm độc và cá không nhiễm độc, lựa chọn những thực phẩm, rau củ sạch, an toàn bằng cách mua ở những nơi uy tín rõ nguồn gốc xuất xứ và kết hợp sử dụng thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể là việc những người tiêu dùng thông thái nên làm để giữ sức khỏe cho cả gia đình!
Bình luận của bạn