Mâm ngũ quả truyền thống với 5 loại quả, số quả lẻ thể hiện sự sinh sôi, phát triển.
Ý nghĩa mâm ngũ quả trong văn hóa 3 miền
Ý nghĩa từng loại trên mâm ngũ quả ngày Tết
Hái lộc đầu năm: Xem chừng "phải tội"
Chuẩn bị đồ cúng ông Công, ông Táo đúng cách
Không hiểu hết ý nghĩa các loại quả
5 loại quả tương ứng với 5 màu theo ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Do đó, việc chọn quả theo màu sắc của ngũ hành được thì càng tốt, nhưng nếu không có thì vẫn có thể chọn quả theo nghĩa riêng thể hiện mong muốn của gia chủ. Ở Việt Nam, với sự đa dạng về vùng miền, mâm ngũ quả của mỗi vùng cũng khác nhau, nhưng đều có ý nghĩa cầu cho cuộc sống no đủ, bình an, phát đạt...
Mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Trung
Thông thường, mâm ngũ quả miền Bắc có bưởi, đào, quýt, chuối, hồng và chú trọng ngũ sắc (ngũ hành). Mâm ngũ quả miền Trung và miền Nam coi trọng nghĩa của quả, thể hiện khí chất, sự thuận lợi về thiên nhiên, 5 loại quả hay được chọn là mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài (khi đọc, phát âm của những loại quả này tương tự câu “cầu sung vừa đủ xài”, hay “cầu vừa đủ xài sung”).
Mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Nam
Bày thêm các thứ khác vào mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả chỉ bày quả, không đặt thêm hoa hoặc thực phẩm gì. Số lượng trên mâm ngũ quả chỉ tính đủ 5 loại, không tính số quả (chuối chỉ cần một nải mà không quan tâm số lượng quả).
Rửa quả cho sạch để bày mâm ngũ quả
Khi chuẩn bị mâm ngũ quả nhiều chị em thường có thói quen rửa sạch quả và ngâm nước muối trước khi bày biện, thói quen này vô tình làm cho trái cây dễ bị úng và mau hư. Thay vì rửa bằng nước, chị em chỉ cần nhúng khăn ướt sau đó vắt ráo và lau quả. Như thế vừa đảm bảo quả sạch bóng mà không lo bị úng nước. Với những quả bưởi mà vỏ bị ố vàng hay mốc xanh, có thể hòa chút nước vôi sạch, thấm vào khăn lau đều sẽ cho vỏ bưởi vàng mà không lo đọng nước, héo bưởi.
Chọn ngay quả chín đẹp
Thông thường, mâm ngũ quả cần có trước đêm Giao thừa, và được các gia đình bày biện vào sáng hoặc chiều hôm giao thừa. Nhưng việc mua quả được được tiến hành sớm hơn nhiều. Do công việc, nhiều gia đình có thể mua quả từ ngày 27 - 28 Tết, thậm chí sớm hơn. Do đó, nếu không tính đến việc mâm quả sẽ còn để từ 30 Tết đến vài ngày sau (thường là khi gia đình cúng hết Tết), mà chọn mua những quả đã chín đẹp, vừa mắt thì khi bày, quả đã có thể bị chín quá, hư hỏng.
Mâm ngũ quả ngày Tết theo truyền thống gồm 5 loại quả tượng trưng cho năm yếu tố ngũ hành là: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy được cho là cấu thành nên vũ trụ. Chúng còn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, lòng thành kính đối với các bậc tổ tiên. Ngoài ra, ngũ quả còn được xem như biểu tượng cho thành quả sau một năm lao động miệt mài của những người nông dân. Những sản vật kết tinh từ mồ hôi, công sức của những người dân lao động chắt chiu qua những vụ mùa. Để đến khi Xuân sang nắng ấm, lựa dịp tốt lành mà thành kính dâng lên ông bà tổ tiên. 5 loại quả trong trong mâm ngũ quả tượng chưng cho sự sống, theo quan niệm người xưa là ngũ hành ứng với mệnh của con người. Ngoài ra số 5 là số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi, nảy nở.
Bình luận của bạn