Bé gái nhập viên sau tiêm vaccine: Nguyên nhân do sốc phản vệ

Theo đó, sau khi phân tích về việc sử dụng vaccine sinh phẩm và các vấn đề có liên quan, Hội đồng tư vấn chuyên môn Sở Y tế loại trừ nguyên nhân do sặc sữa, sốc nhiễm trùng và viêm màng não và đi đến kết luận đây là trường hợp sốc phản vệ sau tiêm chủng. Đây là trường hợp phản ứng nặng nhưng đã được phát hiện sớm và cứu sống nhờ sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình - cơ sở y tế và các cơ sở y tế với nhau.


Sốc phản vệ có thể xảy ra tiêm hoặc có thể xảy ra muộn hơn sau một vài giờ

Được biết trước đó vào lúc 8h ngày 1/9/2014 bé được người nhà đưa đến Bệnh viện Từ Dũ tiêm ngừa Quinvaxem. Khoảng 30 phút sau, cháu được cho uống tiếp vaccine OPV và Rotarix. Sau 30 phút theo dõi mỗi lần tiêm, uống vaccine, bé vẫn khỏe, không ghi nhận bất thường nên được bác sỹ bệnh viện cho về nhà.

Tại nhà, bé được mẹ cho bú khoảng 100ml sữa. khoảng 30 phút sau cháu có biểu hiện khóc thét, ọc sữa, tím môi, lừ đừ. Bệnh nhi được gia đình hỏa tốc chuyển vào Bệnh viện Từ Dũ lúc 11h20' phút cùng ngày trong tình trạng da xanh, môi tím, miệng có sữa đàm nhớt, rên rĩ, lừ đừ, tay chân mát, khó thở, mạch 120 lần/ phút, nhịp thở 40 lần/phút, nhiệt độ 37,70C huyết áp không đo được.

Bác sỹ tại bệnh viện nhanh chóng khám và chẩn đoán theo dõi sốc phản vệ sau tiêm chủng đồng thời cấp cứu tích cực và chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 bé được điều trị hồi sức tích cực theo phác đồ sốc phản vệ, 2 ngày sau bé đã hồi phục hoàn toàn và được xuất viện.

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nặng do cơ địa có thể xảy ra sau khi tiêm với bất kỳ một loại thuốc nào, kể cả tiêm chủng. Sốc phản vệ có thể xảy ra tức thì ngay sau tiêm trong một vài giây nhưng cũng có thể xảy ra muộn hợn sau vài giờ. Do đó, việc theo dõi người bệnh sau khi tiêm là rất quan trọng.


ctv1
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn