Em bé cực dễ thương này là em bé đầu tiên ở châu Âu sinh ra với bộ gene thiết kế tránh được 200 bệnh
Video: Lười biếng có phải là do gene?
Video: Lười biếng có phải là do gene?
Gene nhân tạo được dùng để chữa bệnh nguy hiểm
Tìm ra thủ phạm của bệnh tăng nhãn áp
Đột phá trong y học: Điều chỉnh gene người trong phôi thai
Đột phá trong y học: Điều chỉnh gene người trong phôi thai
Apple đang "lấn sân" nghiên cứu ADN
Một gia đình đã tiết lộ con trai của họ là em bé đầu tiên ở châu Âu được sinh ra mà sẽ không gặp bất cứ bệnh tật gì do di truyền để lại – tất cả là nhờ một kỹ thuật IVF - thụ tinh ống nghiệm mới.
Cô Carmen Neagu, 27 tuổi, mắc bệnh loạn dưỡng cơ Charcot Marie Tooth do di truyền từ cha và có nguy cơ truyền sang con mình với tỉ lệ 50%. May mắn thay khi Carmen và chồng mình, anh Gabriel, 31 tuổi, đã được chọn làm cặp đôi đầu tiên được nhận một phương pháp điều trị mới - Karyomapping (kỹ thuật phân tích nhiễm sắc thể), tại một bệnh viện ở London, Anh.
“Bố tôi là một người tài năng nhưng trong nhiều năm của cuộc đời, ông đã bị các công ty từ chối tuyển dụng vì những rắc rối đến từ căn bệnh loạn dưỡng cơ. Tôi biết rằng mình không muốn con của mình phải chịu những gì tôi và cha tôi đã phải trải qua”, chị Carmen chia sẻ lý do quyết định thực hiện Karyomapping.
Thông qua kỹ thuật mới này, các chuyên gia có thể xác định được 200 loại bệnh sinh ra do di truyền gene, bao gồm cả Hội chứng Down. Họ thu thập AND của Carmen và chồng cùng gia đình để tiến hành điều tra phân tích và so sánh trình tự gene ở 300.000 vị trí khác nhau trên nhiễm sắc thể, từ đó họ có thể xác định mã di truyền nào không bị khiếm khuyết.
Cặp vợ chồng sau đó đã trải qua quá trình IVF và cậu bé Lucas – con trai họ chào đời ngày 19/12/2014 tại Bệnh viện đa khoa Southend, hoàn toàn miễn nhiễm với loạn dưỡng cơ, Hội chứng Down và 200 bệnh di truyền khác.
Bình luận của bạn