Gene nhân tạo được dùng để chữa bệnh nguy hiểm

ADN nhân tạo là thành tựu mang tính đột phá trong y học hiện đại

Ung thư nội mạc tử cung: Phụ nữ nào dễ mắc?

Điểm mặt “thủ phạm” gây suy thận

Mũi điện tử “ngửi” thấy nguy cơ ung thư dạ dày

Xét nghiệm máu ra bệnh gì?

Phương pháp mới này lợi dụng khả năng mạnh mẽ của hệ miễn dịch để chữa bệnh, cơ chế tương tự như một vaccine. Các nhà khoa học sẽ tiêm các đoạn gene nhân tạo, mô phỏng bệnh vào cơ thể các bệnh nhân. Việc này sẽ làm khởi phát một "phản ứng miễn dịch" trước bệnh, giúp hệ thống miễn dịch nhận diện và loại bỏ nguy cơ bệnh nếu phơi nhiễm.

Về cơ bản, cách chữa trị mới được cho là sẽ phát huy tác dụng thông qua việc dạy hệ miễn dịch nhận ra một protein nhất định tồn tại trong một căn bệnh cụ thể và loại bỏ nó trước khi mầm bệnh khiến người nhiễm phát bệnh.

Phương pháp chữa trị trên hiện mới đang ở giai đoạn thử nghiệm. TS. Joseph Kim - Giám đốc Tập đoàn Inovio (công ty đang thử nghiệm phương pháp mới này), cho biết: "Các kết quả ban đầu đầy hứa hẹn và cách chữa trị này có thể trở thành một liệu pháp chung chữa trị những căn bệnh nan y".

Ví dụ như bệnh ung thư, TS. Kim cho biết, 85% các bệnh ung thư có chứa một protein có tên gọi hTERT. Bằng cách tiêm một sợi ADN nhân tạo chứa hTERT vào cơ thể bệnh nhân, cơ thể người bệnh sẽ có thể nhận diện và tấn công nó trước khi phát bệnh.

TS. Kim nhấn mạnh: "Chúng ta đang tiến gần tới việc cho ra đời một làn sóng biệt dược mới, sẽ thay đổi cách chữa trị ung thư. Các cách tiếp cận mới này sẽ dẫn tới việc chữa trị tốt hơn và an toàn hơn cho những người bị ung thư".

Tiểu Bắc H+ (Theo Inquisitr)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư