Các giai đoạn hình thành tràn dịch màng tinh hoàn và bụng
P. được phẫu thuật lấy hết túi nước ở xung quanh tinh hoàn và khối nước trong bụng. Sau mổ, tình trạng bìu bẹn và bụng của P. xẹp hẳn, bé phục hồi tốt, bú khỏe.
ThS-BS Phạm Ngọc Thạch, Phó Khoa Niệu Bệnh viện Nhi Đồng 2, cho biết trường hợp bé N.T.P rất đặc biệt, đây là một thể của bệnh lý ống bẹn ở bé trai. Trong 100 trẻ sinh ra, khoảng 3 bé bị bệnh lý liên quan đến ống bẹn như: thoát vị bẹn, tràn dịch màng tinh hoàn hay kén thừng tinh. Tuy nhiên, trường hợp của bé N.T.P bị tràn dịch màng tinh hoàn thay vì chỉ khu trú ở vùng bìu lại lan rộng ra khắp bụng là cực kỳ hiếm gặp. Chỉ có vài trường hợp được báo cáo trên y văn, chưa thấy thống kê trường hợp nào tại Việt Nam.
Bệnh này gọi là tràn dịch màng tinh hoàn và bụng (abdominoscrotal hydrocele hay Hydrocele en Bissac). Bệnh được miêu tả lần đầu tiên trên thế giới năm 1834 bởi tác giả Dupuytren nhưng tới năm 1919, tác giả Bickle mới thực sự miêu tả về cơ chế bệnh sinh và cách xử lý. Bệnh có tần xuất khoảng 1,25% trong các trường hợp bé trai bị tràn dịch màng tinh hoàn.
Bình luận của bạn