Cha già bất lực nhìn con gái chết mòn vì bệnh ung thư máu

Cô nữ sinh Hồng Thơm bị chẩn đoán ung thư máu cấp tính

Chất độc gây ung thư trong kẹo phát sáng

Ghép tủy – Cơ hội sống cho bệnh nhân ung thư máu

Thực hư ngồi thiền chữa bệnh ung thư

Cứ 10 phụ nữ có 1 người bị ung thư vú

Vừa tốt nghiệp đại học, chưa thực hiện được ước mơ đứng trên bục giảng thì cô nữ sinh Phan Thị Hồng Thơm (sinh năm 1990, trú tại thôn Hợp Phát, xã Đức Giang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh) được chẩn đoán là bị ung thư máu cấp tính, dòng tủy…

Chúng tôi đến thăm nhà ông Phan Văn Nậm (sinh năm 1945) bố của Thơm, khi em vừa trở về từ Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM.

Gia đình vốn đã hiu quạnh từ ngày mẹ Thơm đổ bệnh. 10 năm vật lộn với căn bệnh thoái hóa khớp gối và suy thận khiến cơ thể bà Trần Thị Tích (sinh năm 1956) cũng gần như gắn liền với chiếc giường. Đã gần 1 tháng nay, khi biết tin buồn từ con gái, suy sụp về tinh thần khiến bệnh tật bà Tích có chiều hướng xấu hơn. Vừa trò chuyện với chúng tôi, chốc chốc Thơm và cha lại chạy vào chăm mẹ.

Mẹ thơm đau yếu đã gần 10 năm nay

Gia đình Thơm có 4 người con, nhưng vì hoàn cảnh nghèo khó nên 3 anh chị đầu không được ăn học đến nơi đến chốn. Phải nghỉ học giữa chừng, người Bắc, kẻ Nam đều dạt đi tứ xứ để tìm kế sinh nhai đỡ đần bố mẹ. Thế nhưng khấm khá đâu không thấy, gia đình vẫn không thoát cảnh nghèo khó. Còn mỗi Thơm ở nhà, 2 ông bà bàn nhau làm lụng, tích cóp đồng tiền ít ỏi từ nhà nước trợ cấp để lo cho cô con gái út ăn học đàng hoàng.

Thơm học hết lớp 12, cũng là lúc mẹ Thơm phát bệnh nặng hơn. Thương cha ở nhà một mình, Thơm không thi Đại học. Lần lữa, 2 năm sau khi bệnh mẹ đỡ hơn, em mới thi và đậu vào khoa Lý luận chính trị, trường Đại học Hà Tĩnh. Thơm cũng khao khát một ngày không xa sẽ trở thành cô giáo đứng trên bục giảng.

Thành tích học tập của Thơm

4 năm theo học tại giảng đường, Thơm vừa đi học vừa kiếm thêm tiền từ những công việc bán hàng, bán cà phê, nhận dạy kèm… Bận rộn với việc học và làm thêm nhưng em luôn nhiệt tình trong công tác đoàn của trường. Sau 4 năm cùng sự cố gắng của gia đình và nỗ lực của bản thân Thơm đã cầm trong tay tầm bằng tốt nghiệp đại học loại ưu của Đại học Hà Tĩnh.

Thơm là thành viên tích cực trong phong trào hoạt động đoàn

Trong thời gian nộp hồ sơ chờ xin việc, Thơm theo anh chị vào Bình Phước làm thêm kiếm tiền. Không nề hà công việc khó khăn, ban đầu em xin làm giúp việc trong gia đình bán xăng dầu. Thấy em nhanh nhẹn, thật thà chủ nhà cho em làm nhân viên bán xăng với thu nhập khấm khá hơn. Nhưng vừa bắt đầu công việc cũng là lúc em phát hiện mình mang căn bệnh nan y trong cơ thể .

Khoảng tháng 3/2014, khi vào làm thêm trong Nam, Thơm lại đau nặng. Lúc này, các bác sỹ chẩn đoán Thơm thiếu máu, nên gia đình đưa em về nhà để bồi dưỡng. Số lần choáng ngất cũng nhiều hơn, nhưng nghĩ bố mẹ ở nhà vất vả, Thơm lại động viên mình cố gắng. Tuy nhiên, hơn 5 tháng điều trị bồi dưỡng tại nhà, bệnh của Thơm không những không thuyên giảm mà có hiện tượng nặng hơn.

Lúc này, Thơm mới kể với anh trai: Từ khi học ở Đại học Hà Tĩnh, Thơm có hiện tượng đau nhức trong xương, đau đầu, nghĩ là chỉ đau bình thường nên gia đình chủ quan không đi khám. Thỉnh thoảng em có bị ngất nhẹ nhưng chỉ nằm nghỉ là có thể đi lại được.

Thơm điều trị tại Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM

Hơn 1 tháng trở lại đây, Thơm có biểu hiện sốt nhiều, đau đầu và trên da nổi nhiều chấm đỏ. Thấy sức khỏe của con yếu nên gia đình đã vay mượn ít tiền đưa Thơm đi khám tại Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM và được xác định mắc bệnh cầu cấp dòng tủy (ung thư máu cấp tính, dòng tủy). Muốn cứu sống Thơm, gia đình phải tốn hơn 1 tỷ đồng, số tiền mà cả đời 2 ông bà Nậm làm lụng, tích cóp cũng chưa bao giờ dám nghĩ tới. Để chạy chữa, Thơm phải trải qua 4 lần hóa trị (khoảng 150 - 200 triệu/lần) và 1 lần thay tủy với chi phí khoảng 500 đến 600 triệu. Chưa kể nếu có biến chứng sẽ phải điều trị lâu dài

“Ở làng tôi con cái đi Đại học nhà ai cũng cõng nợ trên lưng. Giờ ngoài cái thân già để đổi cho con tôi cũng không còn gì cả. Gia đình tôi phải làm sao cứu cháu đây?" ông Nậm nghẹn ngào.

Không có tiền chạy chữa, Thơm xin gia đình về nhà nghỉ ngơi. Không gục ngã trước bệnh tật, hằng ngày em vẫn cố tạo niềm vui động viên bố mẹ. Nghe em nói chuyện, chúng tôi vẫn không thể tin cô bé trước mắt chúng tôi đang chết mòn vì bệnh tật mỗi ngày.

Ông Nậm đau đớn nhìn con gái đang chết mòn từng ngày

Em nói nhỏ với chúng tôi: “Em cũng đã bị stress kinh khủng, nhiều khi em chỉ nghĩ đến cái chết để giải thoát cho em. Nhưng như vậy em nghĩ mình ích kỷ quá, bởi bố mẹ em sẽ đau khổ, và mẹ em sẽ thêm kiệt quệ. Em chỉ mong có điều kỳ diệu giúp em kéo dài được cuộc sống ngày nào để em báo đáp công ơn của bố mẹ ngày đó”. Em cười nhưng đôi mắt em ngấn nước. Sợ bố nhìn thấy, em quay đi.

Nhìn nước da trắng bệch và thân hình khô héo của Thơm ngày qua ngày phải chịu sự hành hạ của bệnh tật mà không khỏi xót xa. Ông Nậm tha thiết: “Nếu được đổi tôi xin nhận căn bệnh này cho cháu Thơm, chứ con tôi còn trẻ quá. Tôi cũng chẳng dám xin được gì chỉ mong có thể kéo dài được sự sống cho cháu, để cháu thực hiện ước mơ cho cuộc đời mình”.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội