Ngồi thiền giúp bạn đưa tâm rong ruổi trở về hợp nhất với thân trong trạng thái tĩnh lặng
Tự chữa gout bằng cách ngồi thiền
Ngồi thiền có thực sự hiệu quả trong giảm stress?
Ngồi thiền như thế nào ?
20 phút thiền định mỗi ngày: Trẻ hơn 12 tuổi
Bí mật của ngồi thiền
Ngồi thiền giúp bạn đưa tâm rong ruổi trở về hợp nhất với thân trong trạng thái tĩnh lặng. Bí mật của ngồi thiền là ngồi thở, ngồi chơi, không suy nghĩ, không tính toán, không mong cầu, không căng thẳng.
Ngồi thiền giống như ngồi chơi, tức là phải làm sao để toàn thân thật thoải mái, không đau nhức, không khó thở hay mệt mỏi. Thế ngồi thiền vững nhất là thế kiết già (hoa sen): Hai bàn chân chéo vào nhau, chân phải đặt trên bắp chân trái và chân trái trên bắp chân phải. Nếu cảm thấy không thoải mái với thế ngồi này, nên chuyển sang thế ngồi bán già: Chỉ chân này chéo qua chân kia; Hoặc muốn ngồi như thế nào cũng được, miễn là tư thế thật thoải mái, giữ lưng thẳng, thả lỏng toàn thân, hai tay chạm vào nhau và bắt ấn thiền định.
Khi ngồi chú ý không để sống lưng cong quá, gù quá hoặc cố ép cơ thể ngồi thẳng lưng, ưỡn ngực. Điều mấu chốt của ngồi thiền là lưng thoải mái. Bởi hai bên sống lưng là hai luồng năng lượng, có những dây thần kinh và nhiều huyệt mạch điều khiển tất cả hoạt động trong cơ thể. Khi ngồi đúng, thì năng lượng trong cơ thể mới lưu chuyển cho tâm thức thông suốt và mạnh khỏe.
Điều mấu chốt của ngồi thiền là lưng thoải mái
Tại một vài thiền viện, trong khi ngồi thiền, thiền sinh không được động đậy, dù thân mỏi hay chân bị tê nhức, cũng phải cố gắng chịu đựng cho đến cùng. Điều này là không cần thiết, vì ngồi thiền là để tâm trí được thảnh thơi, an lạc và hạnh phúc. Nếu một bộ phận nào đó của cơ thể cảm thấy khó chịu, đau nhức, quá sức chịu đựng thì có còn gì là hạnh phúc nữa?
Trong khi ngồi thiền, nếu chân bị tê đau, lưng mỏi, bạn có thể thay đổi tư thế. Vừa thay đổi chậm rãi, vừa theo dõi hơi thở và tâm vẫn an trú trong định. Nếu vẫn cảm thấy cơ thể nhức mỏi, chân đau, tốt nhất bạn nên đứng dậy đi thiền hành từng bước chậm rãi.
Về ngồi thiền, có người ví như ngồi chơi bên bờ sông và tâm thức giống như một dòng sông. Khi thiền, bạn sẽ thấy rõ những gì trôi trên dòng sông ấy như cánh bèo, khúc củi khô, cành cây trôi dạt trên dòng nước… Bạn ngồi thiền bên bờ sông tâm linh để nhìn sông tâm ý cho rõ ràng. Ngồi thiền đúng cách giúp tâm sáng suốt nên có thể thấy rõ mọi hoạt động trong tâm ý. Tâm ý tự đến, dù hạnh phúc hay buồn khổ, dù an lạc hay bất an cũng không xua đuổi, không bám víu. Bạn giữ cho tâm ý yên như hồ nước lặng, để cảm nhận rõ nhất con người mình.
Thiền định mở luân xa chữa bệnh?
Theo các nhà tâm lý, việc ngồi thiền có thể giúp con người kiềm chế cảm xúc và lạc quan hơn. Các công trình nghiên cứu y học hiện đại cũng chứng minh: Thiền mang lại nhiều tác động tích cực, giúp giảm stress, bình ổn huyết áp, giảm cholesterol và hoạt chất cortisol trong máu, tăng cường hệ miễn dịch và khả năng sáng tạo…
Thầy Nguyễn Xuân Điều – Trưởng Bộ môn Trường sinh học dưỡng sinh, Trung tâm văn hóa UNESCO, Văn hóa Dòng họ và Gia đình Việt Nam, cho biết: Theo quan niệm của triết học phương Đông, con người là một tiểu vũ trụ, có cấu tạo tinh vi, hoạt động theo một chu kỳ đặc biệt gọi là “chu kỳ sinh học” hay “đồng hồ sinh học”.
Y học phương Đông đã tìm ra trên cơ thể con người rất nhiều điểm khi châm kim vào có thể chữa được nhiều bệnh. Tập hợp các điểm này thành 365 huyệt, một số cặp đại huyệt có khả năng trực tiếp thu năng lượng từ bên ngoài, còn gọi là các luân xa. Nếu được tác động, các luân xa này sẽ mở ra, chuyển động quay và thu năng lượng từ không gian, vũ trụ. Khi năng lượng tràn vào cơ thể, đến những vùng bị bệnh, sẽ điều chỉnh, xác lập cân bằng năng lượng sinh học, đưa những khí độc thoát ra ngoài, thu nguồn dưỡng khí tốt vào. Đó chính là khả năng phòng bệnh và điều chỉnh bệnh của trường sinh học dưỡng sinh. Luân xa chính là cửa ngõ giao tiếp, trao đổi năng lượng giữa cơ thể với môi trường bên ngoài.
Đông đảo người ngồi thiền và học thiền tại nhà bà Thu (Ảnh: Đỗ Doãn Hoàng)
Đã có nhiều câu chuyện kỳ diệu về chữa bệnh của thiền. Gần đây, truyền thông có phản ánh về chuyện của bà Hồ Thị Thu (58 tuổi, thôn Hội Vân, xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) nhờ ngồi thiền mà chiến thắng được căn bệnh ung thư. Từ đó, bà đã mở lớp dạy thiền mở luân xa để trị bệnh cứu người, đến nay đã 17 năm và hướng dẫn cho hơn 60.000 người.
Trong số những người được bà Thu cứu giúp có chị Hoàng Thị Vũ (thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) bị ung thư tủy. Chị bị Trung tâm Huyết học ở TP.HCM trả về và không còn đi được nữa, hai khớp háng bị thoái hóa không thể cử động chân được. Người nhà phải bế chị đến gặp bà Thu. Sau 1 tháng ngồi trên ghế để thiền, khai mở huyệt đạo, luyện tập âm-dương, chị đã có thể đứng lên đi lại, khiến cả lớp học và khu dân cư bất ngờ.
Sau đó là chìm vào tĩnh lặng tuyệt đối, để cơ thể tự vận hành. Suy nghĩ tập trung vào hệ thống luân xa. Lấy khí lành qua luân xa số 6 trước trán, rồi đào thải khí độc trong cơ thể ra ngoài. Tuy nhiên, tùy theo bệnh tình của mỗi người để vận khí vào một “cửa luân xa” nhất định trong cơ thể.
Nguyễn Quỳnh
bác của cháu bị bệnh ung thư phổi di căn giai đoạn cuối, có hạch chạy chặn thanh quản nên không nói được. nhìn bác giờ gầy lắm nhưng bác vẫn ăn uống được. liệu ngồi thiền như vậy có thể chữa được bệnh thật không?? mà có phải bệnh gì cũng chữa được không ạ?
CLB Trường Sinh học Dưỡng sinh
Thông tin đầy đủ về phương pháp ngồi thiền nâng cao sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật được đăng tải khá đầy đủ trên trang web: http//:www.truongsinhhocds.com - Kính mời bạn đọc gần xa cùng tham khảo. Chúc mọi sự tốt lành đến với mọi người.
An An H+
@ Trả lời anh Thái Văn A: Anh có thể đăng ký tham gia lớp Dưỡng sinh Dusinam: Địa chỉ: CLB Dưỡng sinh Dusinam, tầng 2, tòa nhà Vina-link Group, đường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội (Đoạn từ Duy Tân rẽ vào phía Tôn Thất Thuyết). Hotline: 0918.013.993
MInh
Hay