Năm 2017, quỹ BHYT sẽ chi trả cho thuốc ARV cho người nhiễm HIV có thẻ BHYT?
Vaccine HIV mới mang lại hy vọng cho bệnh nhân toàn cầu
Thuốc dự phòng HIV: Bước tiến mới trong phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS
Việt Nam xếp thứ 5 trong khu vực về số người nhiễm HIV
Đại dịch HIV đã có mặt ở 100% tỉnh, thành
Nếu không sớm có kế hoạch tài chính bền vững hỗ trợ mua thuốc để duy trì việc điều trị HIV bằng thuốc ARV được liên tục và ổn định, nguy cơ đại dịch bùng phát và đe dọa cộng đồng sẽ trở lại, thậm chí còn nguy hiểm hơn trước nhiều lần vì virus có thể đột biến và kháng lại thuốc ARV khi điều trị bị gián đoạn.
Giải pháp mới được đưa ra để đảm bảo nguồn hỗ trợ chi phí thuốc ARV cho bệnh nhân HIV chính là Nhà nước sẽ đứng ra tài trợ, người bệnh sẽ chuyển sang điều trị theo thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) và thực hiện tại cơ sở. Ước tính mỗi năm số tiền chi trả cho loại thuốc ARV khoảng 420 tỷ đồng. Hiện Bộ Y tế đang đề xuất Chính phủ mua thẻ BHYT cho những người nhiễm HIV/AIDS và dự kiến từ 1/6/2016, quỹ BHYT sẽ chi trả cho thuốc ARV cho người nhiễm HIV có thẻ BHYT.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là hiện cả nước mới chỉ có khoảng 30% người nhiễm HIV/AIDS có thẻ BHYT. Do đó, nếu người nhiễm HIV không có thẻ BHYT sẽ không được tiếp tục điều trị, người đang điều trị sẽ phải tự chi trả chi phí và nguy cơ bỏ điều trị sẽ gia tăng.
Chính vì nhế, hiện Bộ Y tế và các tổ chức đang vận động người nhiễm HIV tham gia BHYT, mục tiêu tới năm 2020 có 80% người nhiễm HIV có thẻ BHYT, để họ có thể tiếp cận dịch vụ y tế điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội và được cấp thuốc kháng virus theo phác đồ để điều trị bệnh và phòng lây lan ra cộng đồng.
Theo ước tính, Viện Nam hiện có khoảng hơn 227.000 người nhiễm HIV và hơn 84.000 người mắc AIDS. HIV trong cộng đồng và mỗi năm có khoảng 12.000 – 14.000 trường hợp nhiễm mới HIV. Mỗi năm Việt Nam có 14.000 người nhiễm mới HIV. Trong năm 2015, tỷ lệ nữ giới mắc mới HIV chiếm 34,1%, nam chiếm 65,9%. Hình thức lây truyền phần lớn qua đường tình dục, chiếm 50,8%, lây qua đường máu chiếm 36,1%, từ mẹ truyền sang con chiếm 2,8% và không rõ nguyên nhân chiếm 10,4%.
Bình luận của bạn