Bộ Y tế ra công điện khẩn vì dịch sởi

Từ cuối tháng 12/2013, dịch sởi bắt đầu xuất hiện trên địa bàn Hà Nội và ngày càng lan rộng, gia tăng nhanh, diễn biến phức tạp. Tại Khoa Truyền nhiễm nhi, Bệnh viện (BV) Nhi T.Ư từ những ngày đầu năm mới xuân Giáp Ngọ, có hàng chục bệnh nhi nhiễm vi rút sởi đang điều trị. Theo TS.-BS. Nguyễn Văn Lâm, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Nhi T.Ư, phần lớn các bệnh nhi ở Hà Nội, còn lại là ở Hà Nam, Nam Định, Hưng Yên, Ninh Bình, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương.

Theo thống kê tại khoa, từ tháng 1/2014 đến nay số bệnh nhi nhập viện tăng cao, với hơn 100 ca nhập viện; riêng tuần đầu của tháng 2 có 41 ca. Bệnh nhi mắc sởi lớn nhất 8 tuổi và hầu hết số mắc chưa tiêm vắc xin sởi. Theo ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội, dịch gia tăng vì tỷ lệ tiêm chủng vừa qua giảm sút (94,8% so với nhiều năm đạt 98%). Nguyên nhân do nhiều cha mẹ lo lắng về sự cố sau tiêm Quinvaxem nên không cho trẻ đi tiêm hoặc ngưng tiêm.

Theo Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) - Trần Đắc Phu, dịch bệnh sởi đang có nguy cơ lan rộng và diễn biến phức tạp, do thời tiết Đông Xuân lạnh ẩm thuận lợi cho bệnh phát triển. Bên cạnh đó, việc người dân gia tăng giao lưu đi lại, tiếp xúc trong thời gian Tết nguyên đán cũng gây nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.


Triệu chứng ban đầu của bệnh sởi

Theo báo cáo của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur TP HCM, từ đầu năm đến ngày 5/2, cả nước đã ghi nhận nhiều trường hợp có biểu hiện sốt phát ban dạng sởi.

Hà Nội có 30 trường hợp dương tính với sởi, TP HCM 138 trường hợp, tỉnh Yên Bái 253 trường hợp (1 trường hợp tử vong), tỉnh Lào Cai có 120 trường hợp và tỉnh Sơn La có 80 trường hợp. Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi hoặc chưa được tiêm đầy đủ hay đúng lịch.

Trước thực trạng trên, Cục Y tế dự phòng yêu cầu giám đốc Sở y tế các tỉnh, thành phố tăng cường giám sát diễn biến của dịch; tổ chức điều tra và xử lý ổ dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Người đứng đầu Cục Y tế dự phòng cũng yêu cầu các đơn vị liên quan rà soát, thống kê đối tượng chưa được tiêm hoặc chưa được tiêm đầy đủ vắcxin sởi để triển khai kế hoạch tiêm bổ sung.


Các đơn vị trên cần bảo đảm đủ thuốc, vắc xin và trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống dịch ở các tuyến, cấp kinh phí đầy đủ cho việc triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh sởi; tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác sẵn sàng phòng chống dịch và chỉ đạo phòng chống dịch tại địa phương.

Các dấu hiệu và triệu chứng

Sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em trên toàn cầu, ước tính mỗi năm có khoảng 2,6 triệu người chết vì bệnh sởi. Dưới đây là cách nhận biết và phòng chống bệnh sởi.

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh sởi thường là sốt cao, bắt đầu từ khoảng 10 đến 12 ngày sau khi có phơi nhiễm với virus , và kéo dài từ 4-7 ngày. Một chảy nước mũi, ho, mắt đỏ và chảy nước mắt, và đốm trắng nhỏ bên trong má có thể phát triển trong giai đoạn đầu.
Sau vài ngày, một ban vỡ ra, thường trên mặt và trên cổ.

Trong khoảng ba ngày, ban lan toả, cuối cùng đến tay và bàn chân. Phát ban kéo dài 5-6 ngày, và sau đó mất dần. Trung bình, phát ban xảy ra 14 ngày sau khi phơi nhiễm với virus (trong phạm vi từ 7 đến 18 ngày).

Sởi nặng có nhiều khả năng ở trẻ em được nuôi dưỡng kém, đặc biệt là những người không có đủ vitamin A, hoặc hệ thống miễn dịch của họ đã bị suy yếu bởi HIV/AIDS hoặc các bệnh khác.

Hầu hết các trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi là do biến chứng liên quan với căn bệnh này . Các biến chứng là phổ biến hơn ở trẻ em dưới năm tuổi, hoặc người lớn trên 20 tuổi . Các biến chứng nghiêm trọng nhất gồm mù mắt, viêm não (một bệnh nhiễm trùng gây ra sưng phù não), tiêu chảy nặng và mất nước liên quan, nhiễm trùng tai, hoặc nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp như viêm phổi.

Khoảng 10% các trường hợp bị sởi dẫn đến tử vong trong các quần thể với mức độ cao của suy dinh dưỡng và thiếu sự chăm sóc y tế đầy đủ. Phụ nữ bị nhiễm trong khi mang thai cũng có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng và mang thai có thể kết thúc trong sẩy thai hoặc sinh non. Người phục hồi từ bệnh sởi có miễn dịch cho phần còn lại của cuộc đời họ.

Những điều người dân nên làm để phòng ngừa bệnh sởi

Sởi là một bệnh lây lan rất nhanh, bệnh lây qua những giọt tiết của đường hô hấp khi bệnh nhân ho, hắt hơi. Thời gian lây bệnh cho người lành là giai đoạn viêm long hô hấp trên và thời kỳ phát ban. 4 ngày sau khi phát ban thì người bệnh không còn khả năng lây nhiễm. Để phòng ngừa bệnh hiệu quả người dân cần thực hiện tốt:

- Vệ sinh cá nhân:
+ Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh và người nghi bị bệnh.
+ Rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với người bệnh và người nghi bị bệnh.
+ Che miệng khi ho, hắt hơi.

- Dinh dưỡng hợp lý: Uống nhiều nước hoa quả, ăn lỏng, đủ chất dinh dưỡng, không nên kiêng khem quá đáng.

- Cách ly người bệnh để tránh lây lan cho cộng đồng: Trẻ em phải nghỉ học, người lớn phải nghỉ làm 5 ngày kể từ khi bắt đầu phát ban.

- Vệ sinh môi trường:
+ Tẩy trùng sàn nhà, đồ chơi trẻ em, dụng cụ, vật dụng của người bệnh bằng dung dịch cloramin B.

- Tiêm ngừa vaccine: Theo đó, trẻ cần được tiêm 2 mũi vắc xin phòng sởi. Mũi thứ nhất được tiêm khi trẻ 9 tháng tuổi, mũi thứ hai được tiêm khi trẻ 18 tháng tuổi. Nếu trẻ được tiêm một mũi vắc xin sởi lúc 9 tháng tuổi, chỉ có 80-85% trẻ có đáp ứng miễn dịch. Nếu trẻ được tiêm thêm mũi vắc xin sởi thứ hai lúc 18 tháng tuổi thì tỷ lệ bảo vệ là 90-95%. Sau khi mắc sởi xong hoặc sau khi được tiêm đủ 2 mũi vắc xin theo lịch tiêm chủng thì có miễn dịch có thể bền vững suốt đời.

Đối với trường hợp phát hiện ca mắc sởi, cần cách ly y tế, hạn chế tiếp xúc 7 ngày kể từ ngày phát ban. Tẩy trùng, thông thoáng nơi ở, làm việc. Khi có dịch, cần hạn chế tập trung đông người. Cần điều trị, xử trí kịp thời để không xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
songha
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin