Rau đẹp hay xấu dễ phân biệt nhưng rau bẩn hay sạch thì...
Có nên ăn hoa quả thay rau?
Hãi hùng rau được trồng với "công nghệ" siêu bẩn
Rau sạch vẫn phải rửa
Châu Âu dọa cấm nhập khẩu rau, quả từ Việt Nam
Sống hạnh phúc hơn nhờ rau củ
Nghệ thuật đón đầu xu hướng tiêu dùng của người trồng rau
Với những chủ vườn có thâm niên, nghề trồng rau quan trọng nhất phải biết dựa vào nhu cầu thị trường đang cần gì, đồng thời cũng phải biết cách “xử lý” các hàng rau cho thật tươi ngon, bóng đẹp mới bán chạy hàng và được giá cao.
Theo N., một người trồng rau (Tân Phú Trung, Củ Chi, TP.HCM), khi có trận mưa lớn gây ngập vườn nên chắc chắn rau sẽ có giá. Vì vậy, N. gọi người nhà ra vườn nhổ thêm rau để tăng cường vài chuyến nhằm gỡ vốn, bù lại những hôm ế chợ bị thất thu. N. cũng ra vườn pha thuốc để phun nốt cữ thuốc “dưỡng lá” cho mấy liếp rau cải xanh, cải ngọt để mai kịp chạy chợ.
N. giải thích: “Ở đây các vườn rau thường chỉ dám phun thuốc vào buổi tối hoặc đêm thôi, vì phun ban ngày vừa không hiệu quả mà lại dễ bị lộ…”. Theo N., đó chỉ là chất giữ cho lá rau tươi lâu và tẩy mùi hôi trên rau. Với các loại rau ăn lá hay ăn củ, quả, muốn giữ cho tươi ngon hay nhanh thu hoạch đều phải “đánh thuốc” thường xuyên.
Sâu hại bị nhờn thuốc không chết hoặc người bán cố tình bắt sâu thả vào rau.
Cũng theo N., các bà nội trợ thường cứ nghĩ rau mà bị sâu ăn lá hoặc rau cằn lá sẽ an toàn, không phun. Nhưng họ sai lầm hết, vì với rau bị sâu ăn lá hay thậm chí có hẳn con sâu đang bò trên lá rau thật lại là rau bẩn, nhiễm độc nặng.
Nguyên nhân là do người ta phun nhiều quá, sâu bị nhờn thuốc không chết hoặc người bán cố tình bắt sâu thả vào rau. Còn muốn ăn rau cằn, rau xấu, đơn giản chỉ cần “đánh thuốc” đậm một chút là lá đang xanh mơn mởn cũng lập tức bị cằn xoăn tít lá lại.
Cách chọn rau sạch và an toàn
Cũng theo N., bây giờ hàng thật – giả lẫn lộn khiến người tiêu dùng rất khó phân biệt. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của N., chỉ cần nhìn màu sắc hay gân lá rau là sẽ biết ngay rau đó sạch hay bẩn.
Vẻ bề ngoài rau sạch thường không bóng bẩy láng mướt như loại vẫn được phun thuốc kích thích. Lá và thân hơi cứng, ít có vẻ mơn mởn. Điều này không chỉ đúng với các loại rau muống, ngót, cải mà còn thấy cả ở cải bắp. Lớp vỏ ngoài có vẻ khô cứng hơn, ít độ bóng.
Rau an toàn không nhất thiết phải cằn khô hay bị sâu, không láng mượt như rau nhiễm bẩn
Với các loại củ quả, loại sạch, an toàn thường không được ngâm thuốc để bảo quản trong thời gian dài nên phần cuống vẫn còn tươi, trong khi những loại khác có thể quả vẫn đẹp nhưng phần cuống không còn hoặc quá “cũ kỹ”.
Thực tế, quy trình trồng rau an toàn vẫn được phép dùng thuốc bảo vệ thực vật miễn là loại nằm trong danh mục cho phép, dùng đúng cách và đảm bảo thời gian cách ly. Do vậy, rau an toàn không nhất thiết phải cằn khô hay bị sâu cắn mà vẫn có thể đẹp mắt, nhưng không đến mức láng mượt như rau không sạch. Vì vậy, ngoài việc phân biệt bằng mắt còn cần tìm đến những điểm bán rau an toàn có giấy phép.
Ngoài ra, các bà nội trợ không nên mua rau củ trái vụ vì cây trái mùa năng suất thấp, dễ sâu bệnh, khiến người trồng sử dụng thuốc kích thích và trừ sâu với hàm lượng lớn hơn.
Bình luận của bạn