Cách sử dụng tinh dầu để xử lý nhiễm trùng tai

Nên tham vấn bác sỹ trước khi sử dụng tinh dầu để trị nhiễm trùng tai

Bị nhiễm trùng tai nên dùng tinh dầu nào?

Cách đơn giản giúp điều trị nhiễm trùng tai ngay tại nhà

Trẻ bị nhiễm trùng tai liên tục có nên dùng kháng sinh?

Mẹo hay trị nhiễm trùng tai

Nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một số loại tinh dầu có tính kháng khuẩn và kháng vi sinh vật mạnh mẽ, vì vậy, chúng rất có thể có lợi trong điều trị một số bệnh nhiễm trùng, trong đó có nhiễm trùng tai.

Khi bị nhiễm trùng tai, bạn có thể sử dụng các loại tinh dầu như tràm trà, oregano hay húng quế để giúp giảm các triệu chứng đau, sưng và tiết dịch tai.

Một số loại tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn có thể cho phép chúng tiêu diệt vi khuẩn gây ra nhiễm trùng tai. Các loại tinh dầu khác có thể ngăn ngừa vi khuẩn tái tạo, gây nhiễm trùng tai tái phát.

Để hỗ trợ điều trị nhiễm trùng tai, bạn nên lựa chọn tinh dầu nguyên chất không bị pha tạp và nên tham vấn bác sỹ, chuyên gia trước khi sử dụng.

Bạn cũng nên kiểm tra xem liệu rằng loại tinh dầu bạn định dùng có thể gây dị ứng hay không bằng cách thoa một lượng dầu nhỏ lên một vùng da nhỏ, nếu da không có phản ứng gì sau một giờ, bạn có thể sử dụng tinh dầu này an toàn.

Một lưu ý khi sử dụng tinh dầu là bạn luôn nên pha loãng chúng chúng với dầu nền (dầu dừa, dầu olive, dầu jojoba…), với tỷ lệ: 1 thìa cà phê dầu nền cho mỗi 1 - 2 giọt tinh dầu nguyên chất.

Sau khi pha loãng, bạn có thể sử dụng hỗn hợp tinh dầu cho nhiễm trùng tai theo các cách sau:

- Bạn có thể sử dụng hỗn hợp tinh dầu để vệ sinh bên ngoài tai. Điều này giúp loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn hay các mầm bệnh có thể lây nhiễm bệnh về tai. Dầu tràm trà với khả năng chống viêm có thể giúp giảm sưng ở phần bên ngoài tai.

- Ngâm một miếng bông vào hỗn hợp tinh dầu rồi đặt vào lỗ tai và để dầu từ từ thấm vào tai. Bạn không nên nhét bông sâu vào bên tai.

- Làm ấm hỗn hợp tinh dầu rồi nhỏ trực tiếp vào tai. Tránh sử dụng quá nhiều dầu vì điều này có thể làm tắc nghẽn tai. Khi làm ấm tinh dầu, điều quan trọng là không làm cho chúng quá nóng vì các cấu trúc tinh tế trong tai rất nhạy cảm với nhiệt.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tai mũi họng