Cho
mượn thiết bị y tế cũ để ăn chia tiền hóa chất
Đội kiểm tra liên ngành gồm SởY tế HN, Cục cảnh sát phòng chống tội phạm
về môi trường, Công an huyện Thường Tín phát hiện Bệnh viên Đa khoa huyện Thường
Tín đã sử dụng máy xét nghiệm sinh hóa tự động nhãn hiệu Hitachi 717,
seri 6312-19 không rõ nguồn gốc.
Theo lãnh đạo bệnh viện này cho biết, do các máy xét nghiệm sinh hóa được Sở Y
tế Hà Nội cấp đều đang trong tình trạng bị hỏng, trục trặc không sử dụng được
nên bệnh viện đã mượn chiếc máy của 1 doanh nghiệp ngoài là công ty TNHH Phú Cường
An (địa chỉ 91/50 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội).
Tuy nhiên, sau khi kiểm tra hồ sơ chiếc máy Hitachi 717, doanh nghiệp này đã
không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ, vì vậy Sở Y tế đã ra quyết định xử phạt,
tịch thu và tiêu hủy chiếc máy này bởi đây là hàng nhập lậu trái phép vào Việt
Nam.
Điều đáng nói,dòng máy sinh hóa tự động 717 là dòng máy sản xuất từ
những năm 1990 tại Nhật, chính hãng đã ngừng sản xuất từ lâu.
Và nó được xếp vào diện cấm nhập khẩu vào Việt Nam. Thế nhưng, không hiểu vì
sao những chiếc máy xét nghiệm sinh hóa thuộc dòng cũ này vẫn
được tuồn vào các bệnh viện?

Chiếc máy xét nghiệm sinh hóa Hitachi 717 của bệnh viện Đa khoa Thường Tín vừa bị Sở Y tế HN tịch thu.
Theo điều tra của phóng viên thì công ty TNHH Phú Cường
An, chủ nhân của chiếc máy này chuyên nhập khẩu các máy xét nghiệm sinh
hóa và cũng đang cho cácbệnh viện tuyến huyện tại các tỉnh mượn. Đổi
lại, các bệnh viện sẽ phải đấu thầu mua hóa chất xét nghiệm của doanh nghiệp
này. Nhưtrường hợp Bệnh viện Đa khoaThường Tín, để được mượn
máy, bệnh viện đã ký hợp đồng mua hóa chất của công ty này với giá trị
là 1,2 tỷ đồng.
Thủ đoạn cho mượn máy xét nghiệm để bán hóa chất không chỉ xảy ra tại Bệnh viện
Thường Tín mà rất nhiều bệnh viện khác thuộc các tuyến huyện hoặc các bệnh viện
tuyến tỉnh như Thanh Hóa, Hải Dương… đều tồn tại thực trạng như vậy. Bằng chứng,
mới đây, Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng Cục Hải quan) đã khởi tố 4 doanh
nghiệp về hành vi buôn lậu thiết bị y tế cũ nát vào Việt Nam.
Theo truy xét của cơ quan Hải quan, các doanh nghiệp này đã nhập khẩu máy xét
nghiệm sinh hóa tự động đời cũ từ hơn 10 -15 năm như dòng máy Hitachi 717, 917
sau đó đưa vào các bệnh viện để cho mượn và ăn chia tiền hóa chất. Trung
bình mỗi tháng các bệnh viện này sẽ phải chi trả cho doanh nghiệp từ 45-60 triệu
đồng/tháng tiền hóa chất. Trong khi, để nhập 1 máy xét nghiệm cũ, doanh nghiệp
phải chi trả khoảng 200-300 triệu đồng. Và như vậy, chỉ cần bán 2-3 tháng hóa
chất là doanh nghiệp có thể thu hồi được tiền máy. Đây hẳn là bài toán kinh
doanh siêu lợi nhuận bởi hợp đồng cho mượn máy thường kéo dài 3-5 năm.
Có thể, việc cho mượn máy cũ và bán kèm hóa chất là một cách kinh
doanh của doanh nghiệp thiết bị y tế. Nhưng nếu là máy cũ, không đạt
chất lượng thì người bệnh lại phải gánh chịu rủi ro. Bởi nó có thể ảnh
hưởng tới kết quả xét nghiệm, và công tác chuẩn đoán và khám chữa bệnh.

Chiếc máy xét nghiệm Greiner GA 240 được Sở y tế cung cấp theo gói thầu số 4 tại bệnh viện Đa khoa Hoài Đức bị hỏng nhiều tháng nay.
Con đường đi của các máy xét nghiệm cũ nát
Trong quá trình điều tra, xác minh, xuất phát từ phản ánh của các bác sĩ tại
nhiều bệnh viện tuyến huyện về tình trạng nhiều máy xét nghiệm sinh hóa được Sở
Y tế trang bị liên tục bị hỏng hóc, nhóm phóng viên đã tìm đến một số bệnh viện
tuyến huyện như bệnh viện Đa khoa Hoài Đức, bệnh viện Đa khoa Thường Tín để tìm
hiểu về sự việc này. Và từ đây lại hé mở một câu chuyện khác.
Tại bệnh viện Đa khoa Thường Tín, trong khoa xét
nghiệm hiện có 4 máy xét nghiệm sinh hóa nhưng 1 máy Hitachi 717 dừng hoạt động,
một máy Hitachi 717 bị Sở Y tế tiêu hủy do phát hiện hàng lậu. 1 chiếc máy sinh
hóa tự động có nhãn hiệu là Greiner GA 240 do Đức sản xuất được Sở
Y tế cấp cho bệnh viện hiện đang bị hỏng. Chiếc máy xét nghiệm sinh hóa Greiner
GA 240 được cấp theo quyết định phân bổ trang thiết bị gói thấu số
4, thuộc dự án đầu tư nâng cấp trang thiết bị cho các bệnh viện tuyến
huyện do sở y tế HN phê duyệt.
Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Phương -Trưởng phòng xét nghiệm của bệnh viện
Thường Tín- HN cho biết , tốc độ trả kết quả của loại máy này rất chậm,trong
2h30 chỉ cho ra được 38 kết quả. Trong khi theo phê duyệt, đây là dòng máy chạy
được 180 kết quả trong 1 giờ . Đó là chưa kể chiếc máy này đã cho
ra những kết xét nghiệm không chính xác, vì vậy bệnh viện phải dừng lại chờ kết quả kiểm tra chéo các mẫu xét nghiệm.
Quyết định phân bổ máy Greiner GA 240 cho các bệnh viện tuyến huyện do P. giám đốc Sở y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền ký năm 2010.
Tại phòng xét nghiệm bệnh viện Đa khoa Hoài Đức,
theo quan sát của PV có 2 chiếc máy xét nghiệm sinh hóa nhưng 1 chiếc hiệu
Greiner GA 240 không hoạt động được do bị hỏng. Theo các bác sỹ tại khoa
cho biết, chiếc máy Greiner GA 240 được Sở Y tế cấp từ cuối năm 2010 nhưng khoảng
gần 1 năm nay, chiếc máy bị cháy bong đèn nhưng bệnh viện không có bong thay thế
vì vậy đằng đắp chiếu. Chiếc máy xét nghiệm sinh hóa Greiner GA 240 được sở y
tê HN trang bị theo gói thầu 04 trái phiếu Chính phủ.
Lãnh đạo bệnh viên đa khoa Hoài Đức cho biết, bệnh viện đã liện tục
liên hệ với nơi cung cấp máyyêu cầu sửa chữa. Nhưng chỉ được trả lời
là chưa sửa được do không có vật tư thay thế .
Khi hỏi về dòng máy sinh hóa tự động Greiner GA 240, được SởY
tế HN phê duyệt mua cho các bệnh viện tuyến huyện với giá 684 triệu đồng... Một
số chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực máy sinh hóa cho biết: Họ chưa nghe thấy
tên dòng máy này. Tra cứu tại trang web của hãng GREINER cũng như các
thông tin trên mạng, thì cũng không thấy có một loại máy sinh hóa tự động
nào có nhãn hiệu Greiner GA 240 là do Đức sản xuất như theo chỉ dẫn trên chiếc
máy. Kiểm tra thực tế máy, phóng viên phát hiện có chi tiết
phía trong máy có dòng chữ made in China, xuất xứ từ
Trung Quốc .
Gói thầu 04 mua sắm trang thiết bị hồi sức và xét nghiệm là gói thầu do
UBND TP HN phê duyêt , giao cho SởY tế HN làm chủ đầu tư cung cấp
thiết bị cho bệnh viện đa khoa Sơn Tây, Vân Đình, Quốc Oai, Chương
Mỹ , Hoài Đức, Thanh Oai , Mỹ Đức , Thạch Thất , Phú Xuyên , Thường Tín để
nâng cao chất lượng khám chữa bệnh với tổng giá trị gói thầu khoảng 30 tỷ
đồng.
Bình luận của bạn