Cây hoa chuông: Đẹp nhưng rất độc

Cây hoa chuông thường được trồng làm cảnh ở Việt Nam

Ăn lá hoa chuông, 2 vợ chồng già nhập viện cấp cứu

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ ngộ độc khí tự nhiên khi thau rửa bể nước, hầm kín

Coi chừng ngộ độc, ung thư với thức ăn thừa

Ngoài ngô đồng, nhiều cây cảnh có độc trồng đầy trong trường học

Cây hoa chuông mọc dại tại vùng núi phía Bắc và Đà Lạt và được trồng làm cảnh ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Tất cả các bộ phận của cây hoa chuông đều chứa chất độc gây ảo giác scopolamine, một alkaloid có nhiều trong các cây họ Cà. 

Nhiều sự cố đáng tiếc đã xảy ra khi người dân nấu ăn với hoa, lá của cây hoa chuông. Theo thông tin của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, 3 bệnh nhân trú tại xã Liên Hội, huyện Văn Quan nhập viện sau khi cùng ăn nhầm một loại hoa rừng hình dạng giống chiếc chuông rủ xuống, có màu vàng. Khoảng 5 tiếng sau khi ăn, cả 3 người cùng có dấu hiệu hôn mê, gọi hỏi không trả lời nên được người nhà đưa vào viện cấp cứu.

Tại bệnh viện, 3 bệnh nhân đều hôn mê, kích thích, vật vã, tím tái, suy hô hấp. Sau khi được các bác sĩ nhanh chóng cấp cứu theo phác đồ chống độc, đến trưa ngày 30/9, các bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch và đang dần phục hồi các chức năng.

Ăn nhầm lá, hoa của cây hoa chuông gây ngộ độc

Cây hoa chuông (tên khoa học Sinningia speciosa) là tên gọi của loài cây thân thảo có nguồn gốc ở Columbia. Cây hoa chuông cho hoa màu trắng, vàng hoặc xen đỏ, có hình dạng giống như chiếc kèn rủ xuống đất. Scopolamine tập trung trong lá, hoa và hạt của cây hoa chuông, khiến loài cây này còn có tên “Hơi thở của quỷ”.

Với khả năng gây mê, scopolamine được dùng để điều chế một số loại thuốc say tàu xe, điều trị co thắt đường tiêu hóa hoặc buồn nôn sau mổ. Tuy nhiên, khi sử dụng trực tiếp qua đường ăn uống, scopolamine trong cây hoa chuông lại gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm với sức khỏe như rối loạn tri giác, kích thích, hôn mê và co giật. Người bị nhiễm độc nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Cây hoa chuông không phải loài hoa ăn được và đặc biệt nguy hiểm với những đối tượng sau:

- Phụ nữ có thai và đang cho con bú

- Trẻ em

- Người mắc bệnh tim mạch, tim đập nhanh, suy tim sung huyết và phù nề

- Người mắc các bệnh tiêu hóa như viêm loét dạ dày, táo bón, chứng ợ nóng

- Người có nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp dẫn đến mất thị lực

Những gia đình trồng cây hoa chuông làm cảnh tuyệt đối không nên nấu ăn với cây hoa chuông, tránh để lá, hoa rơi vào nguồn nước sinh hoạt. Phụ huynh không để trẻ em đùa nghịch với loại cây này. 

Quỳnh Trang H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn