Ông Lê Văn L. sau khi được cấp cứu
Nhân sâm có gây ngộ độc?
23 công nhân Formosa nhập viện vì ngộ độc thực phẩm
Dấu hiệu trẻ bị ngộ độc do uống vitamin A quá liều?
E.coli: Thủ phạm gây ngộ độc tập thể tại Hà Nội
Làm gì khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm?
BSCKI. Phạm Hữu Hiển, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực, BVĐK Hà Đông cho biết, ngày 13/4/2015, khoa Hồi sức tiếp nhận trường hợp bà Đào Thị N. cùng chồng là ông Lê Văn L. (62 tuổi, quê ở Thanh Oai, Hà Nội) bị ngộ độc nặng.
Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, trước đó, đôi vợ chồng này có lấy lá của cây hoa chuông nấu món canh ăn trong bữa tối vì nghe đồn nó rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tốt đâu chưa thấy, chỉ sau khi ăn khoảng 10 phút, hai ông bà lần lượt xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, khó thở, vật vã… Người nhà thấy vậy đã đưa đôi vợ chồng này vào BV đa khoa Hà Đông cấp cứu.
BS Hiển cho biết: “Cả hai bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tê bì toàn thân, ảo giác, vật vã kích thích, đỏ da, giãn đồng tử, khó thở, rối loạn nhịp tim. Các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu, rửa dạ dày, truyền dịch thải độc và dùng thuốc giải độc đặc hiệu. Sau 1 ngày điều trị, hiện tại bệnh nhân đã tạm ổn định và có thể xuất viện trong vài ngày tới”.
Cũng theo BS Hiển, hoa chuông có hình dáng rất đẹp và được nhiều người dân trồng làm cảnh. Tuy nhiên, đây là loài hoa có độc tính cao, ngộ độc hoa chuông có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. BS Hiển cảnh báo người dân tuyệt đối không nên loại cây này.
Bình luận của bạn