Nhiều người đứng ngồi không yên vì chân nổi chằng chịt gân xanh
Thiết bị mới điều trị giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch: Nỗi lo của đôi chân
Bệnh suy giãn tĩnh mạch
Giãn tĩnh mạch tinh - Bệnh âm thầm, nguy hại lớn
BS. Hoàng Văn Dũng - Khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội trả lời:
Chào anh!
Theo những biểu hiện bệnh mà anh miêu tả thì nhiều khả năng anh bị giãn tĩnh mạch. Bệnh giãn tĩnh mạch không quá nguy hiểm tới tình mạng, nhưng nó làm giảm khả năng vận động, gây cản trở cho cuộc sống thường ngày khiến người bệnh thường xuyên bị đau nhức, mỏi mệt chân tay. Bệnh thường biểu hiện bằng những mức độ khác nhau tùy theo diễn biến. Ở giai đoạn đầu, có thể thấy những gân xanh nổi lên ở bắp chân. Khi bệnh nặng hơn, máu bị ứ trệ ở chân khiến người bệnh có cảm giác khó chịu ở chân: Căng tức ở bắp chân, mỏi chân... Ở giai đoạn sau, nặng hơn là giãn tĩnh mạch, đó là một biến chứng của suy tĩnh mạch.
Giãn tĩnh mạch nếu được điều trị kịp thời thì không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng với nhiều trường hợp không được điều trị, chân sẽ bị viêm loét, đặc biệt là vùng cổ chân dễ dẫn đến biến chứng như hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch giãn, có thể lan lên phổi gây tắc động mạch phổi, có thể dẫn đến tử vong.
Khi thấy ở bắp chân có nhiều tĩnh mạch nổi lên, đau nhức hoặc bị chuột rút ở bắp chân không rõ nguyên nhân thì anh cần đi khám để được điều trị kịp thời. Với những người thường xuyên đứng nhiều, hoặc ngồi một chỗ nên có chế độ sinh hoạt hợp lý, đi bộ hằng ngày, chú ý đến cân nặng, tránh xa rượu bia, thuốc lá… không nên thường xuyên ngâm chân trong nước nóng vì sẽ làm tĩnh mạch giãn nở, chân có thể bị sưng to, gây đau nhức.
Để biết chính xác mức độ nặng nhẹ và hướng điều trị, bạn có thể đến các bệnh viện để được thăm khám.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn