- Chuyên đề:
- Sức khỏe và du lịch
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Bầu bí không phải là gánh nặng để chị em phải bỏ đi niềm đam mê đi du lịch của mình
Mang thai dưới 3 tháng có nên đi máy bay?
Bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ nên ăn uống như thế nào?
Con nấm miệng vì mẹ bầu nấm... âm đạo?
Nguy hiểm gì chực chờ mẹ bầu và bé khi vắt sữa non trước sinh?
Thời điểm an toàn để đi du lịch khi mang thai?
Trước khi lên kế hoạch đi chơi, bạn nên đi khám, nhờ bác sỹ hoặc nữ hộ sinh của mình tư vấn những vấn đề liên quan đến sức khỏe, thậm chí làm những xét nghiệm cần thiết để đảm bảo không có bất cứ rủi ro nào xảy ra trong thời gian đi du lịch.
Trong 3 tháng đầu khi tim thai chưa ổn định, mặc dù cơ thể chưa thay đổi nhiều nhưng đây là giai đoạn không thích hợp cho đi lại đường dài và du lịch. Bởi các yếu tố thể chất thay đổi mạnh như nghén, ham ngủ, mỏi mệt… Bên cạnh đó, việc ăn uống khi đi du lịch cũng rất quan trọng cho sức khỏe thai phụ và thai nhi. Bạn cần mang theo những thực phẩm dựa trên tư vấn của bác sỹ, thường xuyên uống đủ nước. Tham khảo và xem xét các phương án chuẩn bị nếu có dịch bệnh truyền nhiễm. Bơi lội, leo núi, tắm nắng… là các hoạt động không thích hợp cho bà bầu.
Thai phụ chỉ nên hạn chế đi du lịch trong 6 tuần cuối của thai kỳ
Phụ nữ mang thai nên di chuyển bằng gì?
Tùy điểm đến bạn chọn phương tiện đi lại sao cho phù hợp kinh tế và thoải mái nhất, đồng thời tránh phải ngồi lâu. Bạn nên đề nghị nhân viên bán vé chọn cho mình chỗ ngồi rộng rãi, gần nhà vệ sinh.
Máy bay và tàu hỏa: Đa số các hãng hàng không và tàu lửa đều có quy định riêng đối với việc nhận hành khách là phụ nữ mang thai. Bạn có thể sẽ phải trình hồ sơ khám thai hoặc chứng nhận của bác sỹ để cho thấy tình trạng sức khỏe bình thường và tuổi thai không quá quy định của hãng. Nên tìm hiểu thông tin về vấn đề này trước khi bạn đặt vé và khởi hành để có thể chuẩn bị trước cũng như tránh những phiền hà không đáng có.
Bà bầu cần phải cẩn thận khi đi máy bay
Xe ô tô: Việc di chuyển bằng xe ô tô dễ khiến bà bầu mệt mỏi, do đó chỉ nên dùng phương tiện này trong những chuyến đi ngắn và ưu tiên hành trình có nhiều điểm dừng chân để bạn có thể vận động nhẹ sau 1 - 2 tiếng ngồi xe. Nếu đi bằng ô tô khách, cần chọn hãng xe uy tín để hạn chế gặp phải các tình trạng “nhồi” khách, va chạm, phanh gấp...
Các lưu ý an toàn khi đi xa cho phụ nữ mang thai
Dù di chuyển bằng phương tiện nào, bạn phải luôn thắt dây an toàn đúng quy cách. Điều này có thể khiến bạn không thoải mái nhưng nó là nguyên tắc an toàn cơ bản cho mẹ và bé khi đi xa. Nên ăn nhẹ và uống bổ sung nước để giữ ẩm và tránh mất sức trong suốt chuyến đi.
Hạn chế những chuyến đi có thời gian di chuyển quá 6 tiếng để tránh tình trạng tụ máu ở chân và khung xương chậu. Ngoài ra, bà bầu cũng nên đem theo sổ khám thai và các hồ sơ sức khỏe khác phòng khi cần thiết.
Thai phụ có bệnh lý gì thì không nên đi du lịch?
Nếu thai phụ có các yếu tố nguy cơ sản khoa như tiền sử sảy thai, sinh non, hở cổ tử cung, nhiễm độc thai nghén... và mắc bệnh như đái tháo đường, suy tim, thiếu máu nặng, huyết khối nghẽn mạch... thì không nên di du lịch. Các địa điểm du lịch có thể gây nguy cơ cao cho sản phụ và thai nhi như vùng núi cao, vùng có dịch bệnh... là những nơi không nên đến trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ.
Bình luận của bạn