Các chấn thương ở mắt có thể dẫn đến tổn thương như: rách giác mạc, mù vĩnh viễn...
Cậu bé 6 tuổi nát mặt vì súng hơi
Bảo vệ mắt từ thói quen hàng ngày
Bảo vệ mắt khi có tuổi
Bảo vệ mắt khi dùng các thiết bị điện tử
Trả lời:
BS Lê Việt Sơn - Trưởng Khoa Mắt, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết:
Chào bạn! Các chấn thương ở mắt có thể dẫn đến tổn thương như: Rách giác mạc, kết mạc, vỡ nhãn cầu, tổn hại thần kinh, mù vĩnh viễn... trường hợp nhiễm khuẩn nặng có thể dẫn tới tử vong. Khi bị chấn thương vùng mắt, bệnh nhân cần được nhanh chóng sơ cứu trước khi đưa đến bệnh viện. Nếu bị vật nhọn chọc vào mắt gây rách mi thì không được cử động hay băng bó mắt. Không nên tự cố gắng lấy dị vật, vật đâm vào mắt vì nó có thể gây tổn hại thêm cho mắt.
Xử trí khi trẻ có dị vật trong mắt:
- Không được dụi mắt, không dùng giấy hoặc bông để lấy dị vật vì như vậy có thể khiến mắt bị nhiễm trùng, đẩy dị vật vào sâu hơn hoặc gây xước kết mạc, giác mạc.
- Chớp mắt vài lần và để nước mắt đẩy dị vật ra ngoài.
- Nếu làm như vậy chưa kết quả, bạn có thể giúp trẻ kéo mí mắt trên che trùm lên mí mắt dưới, để hàng mi dưới gạt sạch bụi bẩn ở mặt trong của mí trên. Đặt trẻ nằm ngửa và trấn an trẻ.Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý hay các loại thuốc có tác dụng rửa mắt.
- Nếu bụi vẫn không ra, hãy yêu cầu trẻ nhắm mắt hoặc băng nhẹ cả hai bên để hạn chế cử động mắt, giảm thiểu chấn thương, rồi đưa trẻ đi khám bác sỹ.
Xử trí khi xước giác mạc, kết mạc:
Trầy xước giác mạc, kết mạc là chấn thương phổ biến, thường do vết xước từ móng tay, cây cỏ hay đồ chơi gây ra. Xước nông ở giác mạc thường nhanh chóng tự lành. Tuy nhiên, vết xước sâu hơn có thể đi kèm nguy cơ nhiễm trùng. Nếu trẻ nhạy cảm với ánh sáng, mắt bị đỏ hoặc nhìn mờ thì cần đưa bé đi khám bác sỹ ngay.
Xử trí khi có vết thương mắt do va chạm
Chấn thương do bóng đập vào mắt hay do bị đấm, bị hích khuỷu tay vào mắt có thể gây gây phù nề, bầm tím ở mắt hay mi mắt. Va đập dù nhẹ cũng có thể gây tổn thương đáng kể ở mắt.Chườm lạnh ngay cho vùng mắt bị chấn thương để giảm đau và giảm phù nề, tuyệt đối không ấn mạnh lên vùng tổn thương. Không ép trực tiếp đá lạnh lên mắt vì điều này khiến vết thương trở nên trầm trọng hơn. Có thể dùng túi chườm lạnh hoặc đá bọc trong khăn và chườm 15 - 20 phút, nhắc lại sau mỗi 1 - 2 giờ. Sau 48 giờ thì xen kẽ chườm lạnh và chườm nóng. Nếu mắt vẫn đau hay xuất hiện nhìn mờ, kể cả sau một cú đụng dập nhẹ, cần đưa trẻ đi khám bác sỹ ngay để loại trừ chấn thương bên trong.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn