Chất lượng điều trị chưa cải thiện, viện phí vẫn nhấp nhổm tăng

Theo đó, phó Thủ tướng giao bộ Y tế, bộ Tài chính xây dựng định mức nhân lực từng ca phẫu thuật, thủ thuật, làm căn cứ để liên bộ Y tế - Tài chính có hướng dẫn mức chi trả. Phó Thủ tướng cũng giao bộ Lao động - thương binh và xã hội xây dựng định mức tiền lương cho thầy thuốc theo hạng bệnh viện. Lần điều chỉnh gần đây nhất có 407 dịch vụ mới tăng giá giữa năm 2012 mới tính 3/7 yếu tố.


Ngày 15/10, ông Nguyễn Nam Liên, vụ phó vụ Kế hoạch tài chính (bộ Y tế) cho biết, mục tiêu của điều chỉnh viện phí theo hướng tính đủ chi phí để thực hiện chủ trương cải cách tài chính công: chuyển dần ngân sách chi thường xuyên cấp cho bệnh viện sang hỗ trợ người thụ hưởng thông qua việc mua hoặc hỗ trợ một phần để mua thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng mà Nhà nước cần đảm bảo như người có công, chính sách xã hội, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới sáu tuổi...

Theo lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại nghị định số 85/2012/NĐ-CP của Chính phủ thì giai đoạn 2014 - 2015: ngoài các chi phí như năm 2013 được tính thêm chi phí về tiền lương 20 - 30% quỹ tiền lương cơ bản đối với các bệnh viện tuyến tỉnh ở khu vực miền núi, Tây Nguyên và các bệnh viện quận thuộc Hà Nội và TP.HCM; 30 - 50% quỹ tiền lương cơ bản đối với các bệnh viện tuyến Trung ương và của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại; khấu hao trang thiết bị trực tiếp thực hiện dịch vụ; chi phí quản lý, vận hành bệnh viện… Sau năm 2018, tính đầy đủ chi phí để thực hiện dịch vụ. Như vậy năm 2014 chỉ tính một phần tiền lương, khấu hao, chi phí quản lý vào giá đối với các bệnh viện tỉnh, Trung ương.

Về phía các bệnh viện, hiện cũng chưa nhận được thông báo nào từ bộ Y tế. Tuy nhiên, tại phiên họp tại uỷ ban Các vấn đề của Quốc hội để thẩm tra dự thảo luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Bảo hiểm y tế cuối tháng 9 vừa qua, phía Bảo hiểm xã hội lo lắng năm 2015, tần suất khám chữa bệnh của người mua bảo hiểm y tế cao, cơ cấu bệnh tật ngày càng phức tạp, thuốc men, kỹ thuật y tế ngày càng hiện đại, đòi hỏi chi phí lớn, nên quỹ có nguy cơ mất cân đối.

Bộ Tài chính cũng "than" với mức đóng quỹ và tiền lương hiện nay, thì đến năm 2013, quỹ bắt đầu âm khoảng 800 tỉ đồng. Trong khi đó, bộ trưởng bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, hoạt động khám chữa bệnh bảo hiểm y tế chưa thực sự thu hút vì chất lượng khám chữa bệnh chưa đáp ứng yêu cầu, do giá dịch vụ y tế 18 năm qua quá thấp, không phù hợp. Còn trong thực tế, sau gần một năm điều chỉnh viện phí, những cơ sở đã điều chỉnh chất lượng vẫn chưa tăng. Tình trạng quá tải, chất lượng khám chữa bệnh chưa tốt... vẫn bị người bệnh than phiền. Bằng chứng là trong năm qua, hàng loạt các sự cố trong ngành y tế được phanh phui

linhly
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin