Ham thịt lợn nạc có ngày chết sớm!

Lạm dụng Salbutamol và Clenbuterol trong chăn nuôi gây nguy hại cho người người tiêu dùng

Chất “tạo nạc” rất hại cho người!

Vụ chất tạo nạc: Công ty nào cũng thừa nhận... thiếu sót

Cách nhận biết thịt lợn có chứa chất tạo nạc

Thịt lợn bẩn vẫn "ung dung" trên bàn ăn

Clenbuterol và Salbutamol vốn được sử dụng trong thuốc chữa bệnh, nhưng vì có tác dụng kích thích tăng trưởng, làm lợn không tích mỡ mà phát triển phần thịt nạc mang lại lợi nhuận đáng kể cho người chăn nuôi, nên mặc dù bị cấm, vẫn được sử dụng khá rộng rãi tại Việt Nam để tạo nạc cho thịt lợn.

Cách nhận biết thịt lợn có chứa chất tạo nạc

Theo các chuyên gia, lợn nếu được nuôi bằng hóa chất tạo nạc thì da sẽ mỏng hẳn, khi lợn còn sống da có độ căng bất thường, có cảm giác như bị ứ nước bên trong. Khi chọn thịt cần tránh loại mà lớp mỡ dưới da mỏng, lỏng lẻo, dày chưa đến 1cm (trong khi lớp mỡ của lợn nuôi bình thường dày từ 1,5 – 2cm).  Khi thái thịt nếu miếng thịt mềm, không đứng vững được thì có khả năng là loại bị sử dụng chất tạo nạc. 

Khi mua thịt cần để ý chỗ liên kết giữa phần nạc và phần mỡ, nếu thấy tách rời rõ rệt, đồng thời có dịch vàng rỉ ra thì chắc chắn đó là thịt nuôi bằng chất tạo nạc. Thịt lợn nuôi bằng chất tạo nạc thường có màu đỏ bất thường và sáng, bóng hơn bình thường, tuy nhiên lại dễ bị biến thành màu đỏ sậm ngả sang đen, khi ăn thường có cảm giác khô, không có vị béo của thịt.

Người tiêu dùng cần nhận biết được thịt lợn có chứa chất tạo nạc để tránh mua và sử dụng phải

Để chọn được các loại thịt an toàn, nên chọn thịt có màng ngoài khô, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, óng ả, vết cắt có màu sắc bình thường, sáng, khô. Tránh thịt có màu hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí đen, không bóng, màng ngoài nhớt. Thịt tươi, ngon phải có lớp mỡ có màu sáng bóng, phần nạc có độ rắn chắc, đàn hồi cao, lấy ngón tay ấn vào thịt, không để lại vết lõm khi bỏ ngón tay ra và không bị dính. Thịt tươi và sạch cần phải không có mùi lạ, mùi ôi thiu hay mùi thuốc kháng sinh.

Thịt lợn chứa chất tạo nạc có thể "giết người"

Việc sử dụng Clenbuterol trong chăn nuôi có thể dẫn đến nhiều mối nguy hại đối với sức khỏe người tiêu dùng. Clenbuterol chỉ bị phân hủy ở nhiệt độ trên 172 độ C, nên việc nấu nướng thông thường khó có thể loại bỏ hết độc tính của chất này. Những người ăn thịt có chứa Clenbuterol có thể bị các triệu chứng nhịp tim nhanh, chóng mặt, nhức đầu, run, căng thẳng, thậm chí tử vong nếu nồng độ Clenbuterol cao.

Đối với Salbutamol, chất này có thể gây nhược cơ, làm giảm vận động của cơ, khớp, khiến cơ thể phát triển không bình thường. Lượng Salbutamol còn tồn dư trong thịt bao nhiêu sẽ được cơ thể người hấp thu bấy nhiêu.

Trước thông tin về chất tạo nạc liên tiếp được phát hiện ở các trang trại chăn nuôi heo phía Nam khiến cho người tiêu dùng hết sức lo lắng vì đây là loại thực phẩm được tiêu thụ phổ biến. Để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, mới đây Cục Quản lý Dược đã có văn bản gửi Tổng cục Hải quan về tạm dừng nhập khẩu các nguyên liệu Salbutamol và Clenbuterol.

Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu các công ty chỉ được dùng các nguyên liệu Salbutamol và Clenbuterol đã nhập khẩu để sản xuất thuốc tại công ty hoặc bán cho các công ty khác có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh còn hiệu lực. Các công ty phải thực hiện đầy đủ cung cấp thông tin liên quan đến 2 nguyên liệu trên khi các cơ quan chức năng yêu cầu.

Trần Ngọc H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn