Chảy nước miếng cũng có thể bật mí tình trạng sức khỏe của bạn.
90% người không biết căn bệnh đằng sau việc chảy nước miếng khi ngủ
Ngủ chảy nước dãi là bệnh
90% người Việt Nam mắc bệnh răng miệng
Các bệnh răng miệng phổ biến ở trẻ
Chào bạn!
Sau khi ngủ dậy, một bên gối bị ướt đẫm do nước miếng (nước dãi, nước bọt) chảy ra. Nhiều người cứ nghĩ đây là hiện tượng bình thường, nhưng thực tế, đây có thể là dấu hiệu của bệnh. Về nguyên lí, nước bọt được tiết ra chủ yếu từ các tuyến nước bọt mang tai, dưới hàm và dưới lưỡi được điều khiển bởi hệ thần kinh phó giao cảm.
Bình thường nước miếng được bài tiết khi bị kích thích bởi thức ăn, mùi vị, màu sắc món ăn...
Nếu nước miếng chảy ra bất thường thì có thể bạn đang gặp một số bệnh sau: Do rối loạn ở các tuyến nước bọt; Do căng thẳng thần kinh; Do đường tiêu hóa không tốt; Viêm loét dạ dày; Rối loạn lo âu...
Khi ngủ bị chảy nước miếng, trước tiên bạn cần kiểm tra xem mình mắc tật gì trong những nguyên nhân nêu trên để đi khám bác sỹ. Bạn nên đi khám các chuyên khoa tiêu hóa, thần kinh, tai mũi họng, răng hàm mặt,... để biết chính xác nguyên nhân. Ngoài ra, để giảm bớt tình trạng chảy nước miếng, bạn có thể giảm ăn thức ăn gia vị cay nóng; Không nhai kẹo cao su để tránh nước bọt tiết nhiều quá; Buổi tối không ăn nhiều trước giờ đi ngủ…
Bạn cũng cần kiểm tra xem mình có dị tật về răng lợi hay không? Bênh cạnh đó, bạn có thể áp dụng những cách sau đây để hạn chế tình trạng chảy nước miếng khi ngủ:
- Ngủ đúng tư thế: Khi ngủ nên nằm ngửa, duỗi thẳng chân tay; Tránh nằm nghiêng, sấp.
- Kê gối cao đầu: Kê gối cao đầu, nước bọt sẽ chảy về đáy hàm, không bị rớt ra ngoài.
- Tránh stress
Chúc bạn sức khỏe!
ThS. BS. Lê Thị Tuyết Phượng - Bệnh viện Nhân Dân 115, TP.HCM
Bình luận của bạn