Trước đó, Chính phủ New Zealand đã chỉ trích tập đoàn Fonterra chậm trễ trong việc đưa ra khuyến
cáo về các sản phẩm dùng để sản xuất sữa công thức cho trẻ em bị nhiễm vi khuẩn Clostridium
Botulinum có thể gây ngộ độc nghiêm trọng, dẫn đến vụ thu hồi sữa toàn cầu và làm vấy bẩn hình ảnh
"xanh, sạch" của quốc gia.
Bộ trưởng Joyce thừa nhận rằng việc chính phủ áp dụng biện pháp can thiệp nói trên vào một công ty tư nhân là bất thường, song ông khẳng định đây là việc làm cần thiết để lấy lại lòng tin của người tiêu dùng toàn cầu đối với ngành công nghiệp sản xuất sữa chiếm tới 25% kim ngạch xuất khẩu của New Zealand.
Một sản phẩm sữa của hãng Fonterra. (Ảnh: Fonterramilk)
Theo ông Joyce, khoảng 90% sản phẩm sữa nhiễm khuẩn đã được thu hồi và các quan chức hy vọng có thể xác định được số còn lại để thu hồi nốt vào cuối ngày 7/8.
Trước đó, ngày 5/8, Thủ tướng New Zealand John Key đã chỉ trích Fonterra chậm trễ trong việc đưa ra các khuyến cáo về sản phẩm nhiễm khuẩn, đồng thời cho biết chính phủ đang có những biện pháp để hạn chế hậu quả và kiểm tra kỹ lưỡng cách thức Fonterra xử lý cuộc khủng hoảng này.
Vụ bê bối sữa của Fonterra bùng phát hôm 4/8, ngay sau khi tập đoàn này thừa nhận ba lô sản phẩm sữa protein cô đặc (whey protein concentrate - WPC) sản xuất hồi tháng 5/2012 bị nhiễm khuẩn.
Các lô WPC trên đã được sử dụng chế biến 870 tấn sản phẩm nhiều loại, từ sữa công thức trẻ em đến đồ uống thể thao, tại nhiều thị trường, cụ thể là xuất khẩu qua Australia, Trung Quốc, Malaysia, Arập Xêút, Thái Lan và Việt Nam.
Cũng liên quan đến vụ việc trên, ngày 6/8, nhà chức trách Trung Quốc thông báo đã yêu cầu công ty sữa Abbott của Mỹ có trụ sở ở nước này thu hồi hai lô sữa công thức trẻ em do lo ngại nhiễm khuẩn Clostridium Botulinum.
Trong thông báo, Tổng cục Kiểm dịch, giám sát và kiểm tra chất lượng cho biết tối 5/8 cơ quan này đã nhận được cảnh báo từ Đại sứ quán New Zealand ở Trung Quốc rằng hai lô sản phẩm nói trên, do cơ sở của Abbott tại Thượng Hải sản xuất, nhiều khả năng nhiễm vi khuẩn Clostridium Botunum.
Hai lô sản phẩm này, bao gồm 7.181 hộp sữa, trong đó 112 hộp đã được bán ra thị trường, đều được sản xuất vào ngày 2/5/2013.
Abbot cho biết hai lô sữa nói trên không sử dụng nguyên liệu bị nhiễm khuẩn của hãng Fonterra, nhưng được đóng gói trên dây chuyền sản xuất của hãng này.
Cùng ngày, giới chức Malaysia cho biết chưa có bằng chứng nào cho thấy các sản phẩm WPC nhiễm khuẩn nhập khẩu vào nước này. Tuy nhiên, để đề phòng, hãng Danone Dumex, nhà sản xuất sữa lớn ở Malaysia, đã thông báo thu hồi một số sản phẩn của mình.
Các nhà sản xuất sữa lớn khác ở Malaysia như Dutch Lady, Nestle và Mead Johnson đều cho biết các sản phẩm sữa của mình không sử dụng nguyên liệu WPC nhiễm khuẩn của Fonterra.
Chi nhánh Fonterra ở Malaysia khẳng định không có bất kỳ sản phẩm nào của hãng được bán ở Malaysia bị nhiễm độc./.
Bộ trưởng Joyce thừa nhận rằng việc chính phủ áp dụng biện pháp can thiệp nói trên vào một công ty tư nhân là bất thường, song ông khẳng định đây là việc làm cần thiết để lấy lại lòng tin của người tiêu dùng toàn cầu đối với ngành công nghiệp sản xuất sữa chiếm tới 25% kim ngạch xuất khẩu của New Zealand.
Một sản phẩm sữa của hãng Fonterra. (Ảnh: Fonterramilk)
Theo ông Joyce, khoảng 90% sản phẩm sữa nhiễm khuẩn đã được thu hồi và các quan chức hy vọng có thể xác định được số còn lại để thu hồi nốt vào cuối ngày 7/8.
Trước đó, ngày 5/8, Thủ tướng New Zealand John Key đã chỉ trích Fonterra chậm trễ trong việc đưa ra các khuyến cáo về sản phẩm nhiễm khuẩn, đồng thời cho biết chính phủ đang có những biện pháp để hạn chế hậu quả và kiểm tra kỹ lưỡng cách thức Fonterra xử lý cuộc khủng hoảng này.
Vụ bê bối sữa của Fonterra bùng phát hôm 4/8, ngay sau khi tập đoàn này thừa nhận ba lô sản phẩm sữa protein cô đặc (whey protein concentrate - WPC) sản xuất hồi tháng 5/2012 bị nhiễm khuẩn.
Các lô WPC trên đã được sử dụng chế biến 870 tấn sản phẩm nhiều loại, từ sữa công thức trẻ em đến đồ uống thể thao, tại nhiều thị trường, cụ thể là xuất khẩu qua Australia, Trung Quốc, Malaysia, Arập Xêút, Thái Lan và Việt Nam.
Cũng liên quan đến vụ việc trên, ngày 6/8, nhà chức trách Trung Quốc thông báo đã yêu cầu công ty sữa Abbott của Mỹ có trụ sở ở nước này thu hồi hai lô sữa công thức trẻ em do lo ngại nhiễm khuẩn Clostridium Botulinum.
Trong thông báo, Tổng cục Kiểm dịch, giám sát và kiểm tra chất lượng cho biết tối 5/8 cơ quan này đã nhận được cảnh báo từ Đại sứ quán New Zealand ở Trung Quốc rằng hai lô sản phẩm nói trên, do cơ sở của Abbott tại Thượng Hải sản xuất, nhiều khả năng nhiễm vi khuẩn Clostridium Botunum.
Hai lô sản phẩm này, bao gồm 7.181 hộp sữa, trong đó 112 hộp đã được bán ra thị trường, đều được sản xuất vào ngày 2/5/2013.
Abbot cho biết hai lô sữa nói trên không sử dụng nguyên liệu bị nhiễm khuẩn của hãng Fonterra, nhưng được đóng gói trên dây chuyền sản xuất của hãng này.
Cùng ngày, giới chức Malaysia cho biết chưa có bằng chứng nào cho thấy các sản phẩm WPC nhiễm khuẩn nhập khẩu vào nước này. Tuy nhiên, để đề phòng, hãng Danone Dumex, nhà sản xuất sữa lớn ở Malaysia, đã thông báo thu hồi một số sản phẩn của mình.
Các nhà sản xuất sữa lớn khác ở Malaysia như Dutch Lady, Nestle và Mead Johnson đều cho biết các sản phẩm sữa của mình không sử dụng nguyên liệu WPC nhiễm khuẩn của Fonterra.
Chi nhánh Fonterra ở Malaysia khẳng định không có bất kỳ sản phẩm nào của hãng được bán ở Malaysia bị nhiễm độc./.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin
Bình luận của bạn