Người cao tuổi có nguy cơ bị loãng xương cao
Làm sao để biết mình có bị loãng xương hay không?
5 lời khuyên giúp bà bầu giữ xương chắc khỏe và chống loãng xương
Bạn bị loãng xương: Áp dụng ngay 5 cách này!
Bà bầu cần làm gì để xương chắc khỏe và không bị loãng xương?
Robert Ashley - Giáo sư y khoa của Đại học California, Los Angeles (Mỹ), trả lời:
Chào bạn!
Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ calci, nên bổ sung đầy đủ vitamin D cho cơ thể giúp xương chắc khỏe hơn. Trẻ em bị thiếu vitamin D có thể bị còi xương và biến dạng xương.
Theo các bác sỹ, lượng vitamin D được khuyến cáo hàng ngày là 600 - 800IU. Vitamin D có thể tìm thấy trong các loại thực phẩm như cá béo, trứng.
Cơ thể cũng sản sinh vitamin D khi da được tiếp xúc trực tiếp với tia UVB của ánh sáng mặt Trời. Cơ thể chúng ta sử dụng ánh sáng để tạo ra tiền chất của vitamin D. Bởi vậy, những người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt Trời thường không cần bổ sung vitamin D.
Một số nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, bổ sung đủ vitamin D có thể làm giảm nguy cơ gãy xương. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa nổi tiếng The Lancet của Anh, cho thấy bệnh nhân bị thiếu hụt vitamin D có thể bị giảm mật độ xương trong cơ thể. Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy bổ sung đầy đủ vitamin D và calci có thể làm giảm nguy cơ gãy xương.
Các nhà khoa học đã chứng minh bổ sung đầy đủ calci có thể giảm nguy cơ gãy xương, nhưng chưa có nghiên cứu nào chứng minh bổ sung vitamin D có thể giảm nguy cơ gãy xương.
Một số bác sỹ đề nghị bệnh nhân dùng vitamin D liều cao để phòng loãng xương. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học thuộc trường Đại học Melbourne (Australia), việc sử dụng vitamin D liều cao sẽ gia tăng nguy cơ gãy xương ở phụ nữ lớn tuổi. Bởi vậy, bạn không nên tiếp tục sử dụng vitamin D theo cách thức như trên.
Theo Viện Y học Mỹ, bạn không nên bổ sung quá 4.000 IU vitamin D mỗi ngày vì nó có thể gây ngộ độc. Nếu bạn đang sử dụng vitamin D, hãy xét nghiệm máu định kỳ để biết được lượng vitamin D trong cơ thể.
Để xương luôn khỏe mạnh và phòng chống loãng xương, bạn nên giữ mức vitamin D trong máu ở mức 20 ng/mL (nanograms trong một mililit). Đa số mọi người có thể đạt được nồng độ này mà không cần bổ sung thêm vitamin D. Trong trường hợp muốn bổ sung vitamin D, bạn chỉ nên bổ sung 600 IU mỗi ngày.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bình luận của bạn