Khi mới sinh đa số bé trai bị hẹp bao quy đầu sinh lý
Có nên lộn bao quy đầu cho trẻ khi tắm?
Làm thế nào biết con bị hẹp bao quy đầu?
Bao “súng” hẹp “giết chết” ái ân!?
Hẹp bao quy đầu ở trẻ: Phát hiện sớm, xử lý nhanh
Bác sỹ chuyên khoa 1 Phạm Nam Việt – Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cho biết:
Chào bạn!
Bao quy đầu là phần da che phủ quy đầu. Trước khi trẻ chào đời, bao quy đầu và đầu dương vật phát triển như một thể thống nhất, dính chặt với nhau. Dần dần, mặt trong của bao quy đầu và lớp da của đầu dương vật bắt đầu tách rời nhau, nhờ hiện tượng bong tế bào ở bề mặt mỗi lớp. Trên thực tế, có khi phải mất 5 - 10 năm hoặc hơn, quá trình tách mới hoàn thành, và bao quy đầu mới có thể lộn được khỏi đầu dương vật về phía bụng.
Khi mới sinh, đa số trẻ bị hẹp bao quy đầu sinh lý do chưa có phân cách giữa bao quy đầu và quy đầu. Theo thời gian, sẽ có sự tách dần quy đầu và bao quy đầu. Do đó, lúc mới sinh khoảng 96% trẻ nam bị hẹp bao quy đầu, nhưng lúc 1 tuổi còn 50%. Lúc 4 tuổi còn 10% và sau 17 tuổi chỉ còn 1% bị hẹp bao quy đầu.
Ở Mỹ, nhiều bậc phụ huynh lựa chọn cắt bao quy đầu cho bé ngay từ khi con mới sinh. Theo CDC, việc cắt bao quy đầu ở trẻ sơ sinh sẽ an toàn và nhanh lành hơn. Ngoài ra, nếu việc cắt bao quy đầu được thực hiện sau khi có quan hệ tình dục, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội ngăn ngừa HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Ở Việt Nam, hiện nay vẫn chưa có quy định hay khuyến cáo nào của các cơ quan y tế về việc cắt bao quy đầu ở trẻ sơ sinh. 90% trẻ em từ 3 - 4 tuổi có thể tụt bao quy đầu một cách dễ dàng và không cần nhờ bất kỳ sự can thiệp y tế nào. Các trường hợp cắt bao quy đầu chỉ diễn ra khi bao quy đầu gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể như gây mất vệ sinh, viêm nhiễm bộ phận sinh dục… Đối với những bé từ 4 - 5 tuổi vẫn chưa tụt bao quy đầu hoặc bị viêm quy đầu, viêm da quy đầu, bạn nên đưa bé đên bác sỹ để được tư vấn và điều trị. Hơn 70% các trường hợp có thể bôi thuốc làm lỏng da quy đầu mà không cần phẫu thuật.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn