Tự cắt da quy đầu bằng phương pháp thủ công
Cắt bao quy đầu có giúp "cậu nhỏ" to hơn không?
Khi nào cần phẫu thuật hẹp bao quy đầu?
Cắt bao quy đầu có cải thiện được chuyện "yêu"?
Trả lời:
Theo thư chị mô tả, rất có thể con chị đã mắc chứng hẹp bao quy đầu. Hẹp bao quy đầu có thể là hẹp sinh lý hoặc hẹp bệnh lý. Hẹp sinh lý là bao quy đầu dính với quy đầu một cách tự nhiên để bảo vệ quy đầu và lỗ tiểu lúc trẻ mới sinh ra.
Hẹp bệnh lý (hẹp thứ phát, mắc phải) là hẹp thật sự khi có sự hiện diện của sẹo xơ. Sẹo xơ được hình thành là do viêm nhiễm tái phát nhiều lần ở những bao quy đầu bình thường hoặc bao quy đầu dài. Đây chính là dạng hẹp bao quy đầu cần điều trị.
Trẻ bị hẹp bao da quy đầu thường có những biểu hiện tiểu khó, phải rặn làm phồng bao quy đầu, tia tiểu bắn xa. Những bé nhỏ thường quấy khóc và đỏ mặt vì rặn mỗi khi đi tiểu. Do phần chít hẹp làm lỗ tiểu của bé nhỏ cản trở bài xuất nước tiểu nên bao quy đầu của trẻ thường xuyên tấy đỏ và ngứa ngáy, thậm chí nước tiểu rất đục và hôi. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ tích tụ các chất bẩn trong nước tiểu và dịch nhầy của đường tiết niệu đọng ở nếp da quy đầu. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây viêm đường tiết niệu, có thể ảnh hưởng và gây nhiều biến chứng không tốt tới thận.
Về điều trị, nếu như hẹp bao quy đầu không có biến chứng thì cho dù lứa tuổi nào cũng nên bắt đầu bằng điều trị bảo tồn không phẫu thuật trước bao gồm nong bao quy đầu và bôi thuốc. Trường hợp thất bại với điều trị bảo tồn thì mới cần tới điều trị phẫu thuật. Vì vậy chị nên cho cháu đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa Nhi để bác sỹ khám và có chỉ định thích hợp.
Bình luận của bạn