Đi khám răng miệng định kỳ ở bác sỹ chuyên khoa răng hàm mặt là cần thiết
Nha khoa: 1 bác sỹ chăm sóc 50.000 dân
Việt Nam thiếu trầm trọng bác sỹ răng hàm mặt
Nguy cơ mắc bệnh răng miệng từ các hạt nhựa trong kem đánh răng
Các bệnh răng miệng nguy hiểm ở người già
Hỏi: Chào bác sỹ, tôi định đi lấy cao răng nhưng có người khuyên không nên, vì men răng sẽ bị hỏng sau khi lấy cao răng, sau này ăn đồ gì lạnh, chua đều bị ê răng. Sự thật thế nào mong bác sỹ giải đáp giúp tôi. (Mai Anh – Hải Phòng)
Bác sỹ Đinh Thị Thanh trả lời:
Chào bạn Mai Anh, xin cảm ơn bạn đã tin tưởng chúng tôi để gửi gắm những nỗi băn khoăn của mình. Về câu hỏi lấy cao răng có làm hỏng men răng không, chúng tôi xin được giải đáp như sau.
Có rất nhiều người thực sự không hiểu hết ý nghĩa của việc lấy cao răng để làm gì và đó cũng là chuyện thông thường khi thói quen đi đến phòng nha khám định kỳ của người dân còn chưa phổ biến. Để hiểu hết được lý do vì sao Hiệp hội nha khoa lại đưa ra lời khuyên cho mọi người nên đi lấy cao răng thì trước hết các bạn cần nắm rõ một số lý do vì sao cao răng có hại cho răng.
Cao răng hình thành từ chất cặn lắng của các muối vô cơ (calci carbonate, phosphate…) cùng các cặn mềm từ mảnh vụn thức ăn, xác tế bào, vi khuẩn cùng huyết thanh trong máu. Lâu dần, cao răng trở nên cứng, đổi màu từ vàng nhạt sang đỏ thậm chí là đen, bám quanh chân răng.
Cao răng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn có rất nhiều tác hại xấu đến sức khỏe răng miệng. Những quan điểm sai lầm như lấy cao răng có hại, dễ khiến cho răng lung lay và làm hỏng men răng là phản khoa học. Chính việc cao răng cùng những mảng bám này tích tụ lâu ngày khiến cho khoang miệng không được vệ sinh sạch sẽ dẫn đến những nguy cơ bệnh lý đáng lo ngại. Cũng chính vì tác hại của cao răng, các bác sỹ nha khoa khuyên nên lấy cao răng định kỳ 4 - 6 tháng/lần.
Bác sỹ có thể lấy cao răng cho bạn bằng máy thổi cát, bằng sóng siêu âm... Với những bệnh nhân nhiều cao răng thì vẫn phải sử dụng máy siêu âm lấy cao răng để loại bỏ hết những mảng cao răng lớn vì máy thổi cát chỉ có thể làm sạch những vết ố màu trên bề mặt chứ không làm rời mảng cao răng ra được.
Bạn cũng có thể phòng tránh cao răng bằng cách: Chải răng sạch ngay sau khi ăn; Sử dụng chỉ tơ nha khoa lấy sạch mảnh vụn thức ăn ở kẽ răng; Súc miệng bằng nước sát khuẩn có bán sẵn hoặc nước muối pha loãng; Khám răng miệng định kỳ 3 tháng/lần; Không nên đợi có cao răng mới đi lấy vì khi cao răng hình thành thì nó đã gây ra tổn thương và có thể gây các bệnh về răng miệng.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh.
Bình luận của bạn