Tại sao lại “nghiện” stress?
Nhiều người không chấp nhận việc có bất kỳ thời gian rãnh rỗi nào, càng áp lực, càng thích thú, càng muốn làm nhiều việc hơn. Đó là một phần nguyên nhân khiến con người rơi vào tình trạng “nghiện” stress. Để giải thích cho điều này, các nhà khoa học đã dẫn ra rằng, khi stress, cơ thể sẽ sinh ra một số chất như cortisol, adrenaline gây kích thích thần kinh, làm tăng sức chịu đựng của cơ thể, tạo nên sự hưng phấn làm việc hơn. Tuy nhiên, duy trì tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người.
Người “nghiện” stress luôn hưng phấn làm việc
Bạn lo lắng rằng liệu mình có “nghiện” stress? Bạn hãy thử kiểm tra xem mình có gặp các dấu hiệu sau hay không?
1. Bạn yêu thích cảm giác bận rộn và luôn muốn có thật nhiều việc để làm.
2. Hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách xuất sắc khiến bạn cảm thấy hạnh phúc vô cùng.
3. Bạn chỉ có hứng thú làm việc khi hạn định cuối cùng đến gần và thích cảm giác bị áp lực dồn nén.
4. Bạn sẵn sàng vui vẻ đi làm theo yêu cầu của sếp cho dù đó là ngày nghỉ.
5. Bạn luôn sẵn sàng nhận thêm việc và hứng thú với điều đó.
6. Bạn thích việc than vãn "tôi bận quá" và lấy đó làm niềm tự hào.
7. Bạn luôn đòi hỏi bản thân làm việc tốt hơn.
8. Bạn thường xuyên bỏ qua những triệu chứng căng thẳng.
9. Bạn sợ những kỳ nghỉ cuối tuần.
10. Bạn thậm chí không dành thời gian để nghỉ ngơi ngay cả khi bị ốm.
11. Bạn ăn uống thất thường và dễ tăng cân.
12. Bạn thấy sức khỏe của mình không tốt.
Nếu hầu hết câu trả lời của bạn là "CÓ" nghĩa là bạn đang có dấu hiệu hoặc đã mắc bệnh “nghiện” stress rồi đấy!
Bạn thích cảm giác “luôn bận rộn” và tự hào về điều đó
Giải pháp “thoát” stress
Công việc áp lực, bạn nghĩ khó lòng “thoát” stress? Bên cạnh tập ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc, sao bạn không thử lên kế hoạch làm việc bằng chính các thiết bị công nghệ hiện đại (như điện thoại, laptop…) sẵn sàng “nhắc nhở và hỗ trợ” bạn? Hãy ưu tiên các việc theo mức độ và chấp nhận “nhường” việc cho ngày sau nếu không thật sự rất gấp. Bỏ qua những việc vặt và cố gắng đừng đem việc về nhà (nếu được)… Bạn nên kết hợp giữa thư giãn tinh thần với thư giãn thể chất. Dành thời gian để cho trí óc của bạn có cơ hội được nghỉ ngơi. "Thiền" sẽ rất tốt cho việc lấy lại cân bằng cho bản thân bạn.
Thay vì cuống cuồng vì stress, bạn có thể “thiền” một chút để lấy lại cân bằng
Bình luận của bạn