Cha mẹ hút thuốc – Con dễ mắc bệnh tim

Trẻ thường xuyên hít phải khói thuốc của cha mẹ có nguy cơ mắc bệnh tim ở tuổi trưởng thành

Đàn ông hút thuốc dễ mất xương

Giảm hút thuốc lá: Cần biện pháp mạnh!

Xét nghiệm cảnh báo ung thư phổi

Hút thuốc dễ bị đau lưng mạn tính

Uống 2 lon soda mỗi ngày sẽ có tác hại như hút thuốc

TS Costan – tác giả nghiên cứu, thuộc Đại học Tasmania, Australia cùng các đồng nghiệp chia sẻ, để có cái nhìn sâu sắc hơn về những tác hại lâu dài của việc hít khói thuốc thụ động trong cuộc sống, họ đã tiến hành điều tra, nghiên cứu mối liên hệ giữa thói quen hút thuốc của cha mẹ với nguy cơ xơ vữa động mạch của con em họ khi đến tuổi trưởng thành.

Trong nghiên cứu này, TS Costan và các cộng sự đã phối hợp cùng với các nhà khoa học trong nghiên cứu “Những nguy cơ gây ra bệnh tim mạch ở trẻ Phần Lan” - một nghiên cứu được tiến hành trên khắp năm thành phố lớn ở Phần Lan nhằm tìm kiếm các yếu tố trong cuộc sống có nguy cơ gây ra bệnh tim mạch ở trẻ.

Nhóm nghiên cứu đã thu thập thông tin về những đứa trẻ hít khói thuốc thụ động của cha mẹ trong năm 1980 và 1983. Sau đó, khi những người tham gia đã đến tuổi trưởng thành vào năm 2001 và 2007, họ được siêu âm Dopper động mạch cảnh để thu thập dữ liệu mối tương quan giữa bệnh tim với việc hít khói thuốc thụ động khi còn bé.

Trong năm 2014, các nhà nghiên cứu đã sử dụng các mẫu thu thập mới và các mẫu đông lạnh trong năm 1980 và 1983 để đo nồng độ cotinine (là chất bị phân hủy bởi nicotine, được minh chứng cho việc hít khói thuốc thụ động) trong máu khi còn bé của những người tham gia nghiên cứu.

TS Costan phát hiện, 84% trẻ em từ các gia đình không có bố mẹ hút thuốc không có hàm lượng cotinine trong các mẫu. Trong khi đó, 62% trẻ em từ các gia đình có cha hoặc mẹ hút thuốc và 43% trẻ em từ các gia đình cả cha và mẹ hút thuốc đều có nồng độ cotinine trong mẫu thu thập của họ.

Hút thuốc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn hại cả những người xung quanh

TS Costan cũng cho biết thêm, chưa kể các nguyên nhân khác, những người có ít nhất một người hút thuốc trong gia đình từ khi còn nhỏ có nguy cơ phát triển các mảng bám trong động mạch cảnh - gây ra xơ vữa động mạch - ở tuổi trưởng thành cao hơn 1,7 lần so với những đứa trẻ có cha mẹ không hút thuốc.

Đặc biệt, nguy cơ phát triển mảng bám động mạch cảnh cũng phụ thuộc vào việc các bậc cha mẹ có cố gắng hạn chế trẻ hít phải khói thuốc thụ động của họ hay không. TS Costan cho hay, trẻ em có cha mẹ hút thuốc nhưng không hạn chế sự tiếp xúc của con em mình với khói thuốc sẽ làm tăng nguy cơ phát triển các mảng bám động mạch cảnh gấp 4 lần so với những người có cha mẹ không hút thuốc.

Qua đó, TS Costan cho biết, nghiên cứu này là bằng chứng mạnh mẽ chứng minh thói quen hút thuốc của các bậc phụ huynh có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe tim mạch của con em họ. Mặc dù các nhà khoa học không thể xác nhận rằng trẻ em có nồng độ cotinine trong máu là kết quả của việc do trẻ tiếp xúc với khói thuộc trực tiếp từ cha mẹ nhưng nguyên nhân chính khiến đứa trẻ hít phải khói thuốc thụ động hầu hết đều bắt nguồn từ nhà của đứa trẻ.

Theo các nhà khoa học, nguy cơ mắc bệnh tim mạch của trẻ khi đến tuổi trưởng thành có thể được giảm bớt bằng cách các bậc phụ huynh không hút thuốc ở nơi trẻ em học tập và vui chơi. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe tim mạch lâu dài và tốt nhất cho con cái của mình, các bậc cha mẹ nên bỏ hoàn toàn việc hút thuốc lá. Ngoài ra, TS Costan cũng kết luận, điều quan trọng nhất ở nghiên cứu này chính là: Phụ huynh được thông báo về những tác động xấu do thói quen hút thuốc của họ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của con em mình, bao gồm cả hiện tượng và tương lai.

M.Hiếu H+ (Theo Medicalnew)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn