Đã có 55 trường hợp mắc ho gà trong năm 2017

Trẻ nhỏ là đối tượng có tỷ lệ mắc ho gà cao nhất

Bệnh ho gà cướp đi sinh mạng 5 em bé miền Bắc

Nên tiêm vaccine ho gà nếu đang mang thai

Bệnh ho gà gia tăng: Làm gì để phòng tránh?

Phương pháp tự nhiên giúp điều trị ho gà tại nhà

Báo cáo tại Hội nghị khoa học Điều dưỡng Nhi khoa toàn quốc lần thứ 13 được tổ chức vào ngày 12/4, đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay, trong 226 bệnh nhi được chẩn đoán ho gà tại bệnh viện thì trẻ mắc bệnh nhỏ tuổi nhất là 7 ngày, lớn nhất là 80 tháng (có tiêm phòng 3 mũi cơ bản nhưng chưa được tiêm nhắc lại). Đối tượng bệnh nhân chủ yếu ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi, trong đó nhóm trẻ dưới 2 tháng tuổi chiếm tỷ lệ 37%. Tỷ lệ trẻ chưa được tiêm phòng bệnh ho gà cao, đặc biệt có đến 89,8% trẻ chưa được tiêm phòng. Trong đó, hơn 88% trẻ đến tuổi tiêm nhưng chưa được tiêm mũi vaccine phòng ho gà.

Sở dĩ nhóm trẻ dưới 2 tháng tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao là do trẻ dưới 2 tháng tuổi chưa đến lịch tiêm chủng vaccine phòng bệnh ho gà (vì phải trẻ trên 2 tháng tuổi mới được tiêm), tiêm chưa đủ liều, bản thân trẻ không có miễn dịch, hoặc không nhận được miễn dịch từ cơ thể mẹ.

Để phòng bệnh ho gà cho trẻ thì việc tiêm vaccine là điều vô cùng cần thiết. Hiện vaccine ho gà đang sử dụng tiêm chủng trong chương trình Tiêm chủng mở rộng là vaccine Quinvaxem (DPT-VGB-Hib) có thành phần ho gà toàn tế bào, để tiêm chủng 3 liều cơ bản cho trẻ lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi. Ngoài ra, tiêm phòng ho gà cho bà mẹ mang thai sau 20 tuần cũng giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ho gà cho trẻ nhỏ.

PV H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn