Đánh cược mạng sống săn thuốc quý bán cho… Trung Quốc

Hải sâm là một dược liệu quý có giá trị kinh tế cao

Món ăn dưỡng nhan sắc từ hải sâm

Hải sâm còn được gọi là vú biển, một trong những loại hải sản quý hiếm thường sống ở độ sâu từ 50 – 70m. Chính vì vậy , để bắt được hải sâm, các thuyền của ngư dân sẽ phải trang bị kính lặn, dây hơi, vợt lưới có thể chứa 30 con hải sâm, bình dưỡng khí lớn, muối hột và đá cây để bảo quản.

Theo những ngư dân làm nghề lặn khai thác hải sâm: “Nếu trúng đậm hải sâm, chỉ một phiên biển, mỗi thợ lặn cho thu nhập vài chục triệu đồng, nhiều ngư dân một mùa biển thu nhập vài trăm triệu đồng”.

Theo một thuyển trưởng tàu cá ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, từng có chuyến đi biển, anh và các bạn chài đã trúng đậm hải sâm với trị giá hơn 2 tỉ đồng. Với việc ra khơi mỗi năm khoảng 5 chuyến, nhiều ngư dân làm nghề lặn khai thác hải sâm có thể kiếm cả trăm triệu/năm.

Theo Đông y, hải sâm được ví như “thần dược” với tính ôn, vị ngọt đậm có tác dụng bổ thận tráng dương, dưỡng tinh huyết, bổ não, cầm máu, nhuận tràng.

Hải sâm chữa suy nhược thần kinh và thể lực, gầy yếu sau bệnh, sau sinh, chữa liệt dương, thiếu máu, ho lao, ho ra máu, chứng đi tiểu rắt, tiểu đường.

Hải sâm còn được dùng cho người huyết áp cao (do thận âm hư) động mạch xơ cứng, bệnh mạch vành tim, xuất huyết dưới da, ung thư, tổn thương trong xạ trị ung thư…

Nghề lặn hải sâm quả thật là xuống biển “ẵm” tiền. Nhưng, có biết bao người, cũng vì nghề này mà mãi mãi nằm lại biển khơi; hoặc tàn phế suốt đời, gieo gánh nặng cho gia đình và xã hội.

 Theo các thợ lặn, thông thường thời gian lặn săn hải sâm mỗi ngày diễn ra từ 6h sáng đến 4h chiều. Mỗi kíp lặn có hai người, mỗi người đeo 8kg chì quanh mình, mắt đeo kính, miệng ngậm dây hơi lặn xuống biển.

Thời gian mỗi cú lặn chừng 1 giờ đồng hồ nhưng chỉ ở tối đa dưới đáy biển khoảng 30 phút. Vì thế, đến 30 phút dù thợ lặn có trúng “ổ” hải sâm thì cũng phải bắt buộc kéo lên. Ngoài ra, trong một ngày, mỗi người chỉ lặn hai lần, mỗi lần cách nhau ba giờ.

Nghề lặn tìm hải sâm do lặn quá sâu, chừng 60 – 70m nên luôn đối mặt với hiểm nguy. Có khi phải lặn xuống độ sâu hơn trăm mét để bắt những con hải sâm lớn, nếu không cẩn thận lập tức bị tai biến, nhẹ thì bị liệt còn nặng thì coi như… bỏ mạng giữa biển.

Do giá trị kinh tế cao của hải sâm nên Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III đã nghiên cứu và thành công với phương pháp kỹ thuật sản xuất hải sâm giống và nuôi hải sâm cát trong ao và đăng. Thị trấn Cô Tô, Quảng Ninh là địa phương đi đầu về nuối hải sâm cát với năng suất trung bình 0,5 tấn/ha mặt nước nuôi trồng với giá bán 100 – 200 USD/kg.
Phương Minh H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội