Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng và Ban Lãnh đạo Vinamilk cùng tham quan Nhà máy sản xuất Sữa
Kể từ 2017, đã có thể mua sữa Vinamilk tại Bangladesh
Vinamilk chăm sóc sức khỏe cho gần 80.000 người cao tuổi năm 2016
Sữa Vinamilk được sản xuất như thế nào?
Lần đầu tiên ở Việt Nam có sữa tươi 100% organic
Ông Đinh La Thăng nhắc lại, đúng 1 năm trước, vào ngày 18/2/2016, trong buổi làm việc ở Củ Chi (TP.HCM) ông đã yêu cầu chính quyền phải phối hợp chặt chẽ với Vinamilk và các công ty sữa để tìm đầu ra cho đàn bò sữa hơn 50.000 con của Củ Chi.
Cung cấp “cần câu cơm” cho nông dân
Bà Mai Kiều Liên - Tổng Giám đốc Vinamilk nhận định, do chăn nuôi manh mún, chất lượng giống thấp nên hiện năng suất sữa của người nuôi bò ở Củ Chi rất thấp, sản lượng sữa của đàn bò sữa tại đây chỉ 17 -18 lít/con/ngày. Trong khi đàn bò sữa của Vinamilk là 30 lít/con/ngày. Bà Liên cũng khẳng định “chỗ nào bán sữa đủ chất lượng, Vinamilk đã mua hết”. Tuy nhiên nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được 30% cho Vinamilk, chủ yếu là dành cho sản xuất sữa tươi, nguyên liệu sữa bột vẫn phải nhập toàn bộ.
Bà Mai Kiều Liên - Tổng Giám đốc Vinamilk giới thiệu với ông Đinh La Thăng Bí thư Thành ủy TP.HCM mô hình Nhà máy sản xuất Sữa
Trước câu hỏi làm cách nào để đàn bò sữa của nông dân TP.HCM có sản lượng bằng của Vinamilk do ông Đinh La Thăng đặt ra, bà Mai Kiều Liên cho biết Vinamilk đang tiến hành từ khâu con giống đến thức ăn để cố gắng trong 3 năm giá thành của đàn bò sữa trong nước “hội nhập” được với giá thành thế giới. Tuy nhiên, bà Liên cũng khẳng định so với chính sách hỗ trợ nông dân các nước thì chính sách hỗ trợ nông dân Việt Nam còn khá thấp. Hiện nay, Vinamilk chỉ hỗ trợ được giá bằng việc trả giá cao, hỗ trợ kỹ thuật... Mặt khác, Vinamilk cũng đã khuyến cáo nông dân, con bò nào giống kém thì phải thải.
Đặc biệt, Vinamilk đã nhập bò giống từ Mỹ và New Zealand, sau đó thuần hóa phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở Việt Nam và chuyển giao cho người nuôi nhằm tăng năng suất sữa lên cao. Dự tính giống bò sữa sau khi thuần hóa có giá 50 - 60 triệu đồng/con và trong 2 - 3 năm người nuôi sẽ thu hồi được vốn. Vinamilk khuyến cáo các hộ nông dân nên tập trung lại với nhau để cùng chăn nuôi khoảng tập trung khoảng 50 - 100 con thì hiệu quả kinh tế sẽ tốt hơn.
Để làm được điều đó, Vinamilk sẽ giúp nông dân thay đàn bò hiện có bằng đàn bò ngoại nhập cho sản lượng cao. Cung cấp toàn bộ thức ăn, chăm sóc, phối giống theo chương trình dài hạn. Tất nhiên, thành phố cần hỗ trợ vốn vay, lãi suất ưu đãi cho nông dân để thực hiện.
Mặt khác, trước sự xuất hiện một số băng nhóm bảo kê thu mua sữa, ngăn chặn người dân bán sữa cho Vinamilk và các công ty thu mua sữa khác cần phải có sự tham gia của cấp cao hơn để bà con và phía công ty yên tâm.
Trước yêu cầu này, Bí thư Thăng đã yêu cầu Văn phòng Thành ủy có văn bản đề nghị Công an TP.HCM vào cuộc làm rõ.
Nông dân được hỗ trợ vay vốn ưu đãi
Đánh giá về đề án của thành phố và mô hình thí điểm mà bà Liên đề xuất, ông Sử Ngọc Anh - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM nhận định: “Tiền không phải là vấn đề lớn, vấn đề là mô hình thí điểm thuyết phục được nông dân”.
Còn ông Bùi Xuân Cường - Giám đốc Sở Giao thông và Vận tải TP.HCM cho biết, hệ thống giao thông cho bà con vận chuyển thành phẩm sữa cũng như việc kết nối đến nhà máy sản xuất sữa của công ty Vinamilk rất thuận lợi, khoảng cách chỉ mất 30 phút xe chạy. Sắp tới phía thành phố cũng tiếp tục đầu tư, tu sửa hệ thống đường giao thông để sản phẩm sữa của bà con nông dân nhanh chóng đến với nhà máy.
Mở rộng vấn đề, Bí thư Đinh La Thăng cho rằng tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp dù chỉ chiếm 0,84% giá trị sản phẩm mà thành phố làm ra và đóng góp chỉ 0,04% (trong 8,5%) tăng trưởng của thành phố nhưng có ý nghĩa rất lớn. Bởi đa số 23.000 hộ nông dân TP.HCM đang sống ở những vùng ngoại thành, xưa là căn cứ kháng chiến cũ. Và đề án này là một trong những phần việc mà TP.HCM phải làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ những người nông dân TP.
Bình luận của bạn