Điều trị hở hàm ếch như thế nào?

Đa phần trẻ bị dị tất sứt môi - hở hàm ếch có thể cải thiện tốt nếu phẫu thuật sớm

Bé trai hở hàm ếch bị bỏ rơi giữa đêm tại bệnh viện

Trẻ hở môi, hàm ếch được phẫu thuật miễn phí

Phẫu thuật miễn phí 80 trường hợp dị tật khe môi, hở hàm ếch

Sứt môi, hở hàm ếch có di truyền không?

ThS.BS Nguyễn Thị Ngọc Lan - Khoa Khám bệnh - BV Nhi T.Ư

Chào bạn!

Sứt môi, hở hàm ếch có nhiều dạng nhưng chủ yếu thường hay gặp nhất là 3 dạng: Bị sứt môi nhưng không bị hở hàm ếch; Bị hở hàm ếch mà không bị sứt môi; Cùng bị 2 loại trên là bị sứt môi và bị hở hàm ếch. Trường hợp của con bạn là bị hở hàm ếch nhưng không bị sứt môi. Bạn đừng quá lo lắng vì với những tiến bộ của y học hiện đại, bệnh này có thể chữa được. Hầu hết trẻ sinh ra mắc bệnh có thể được phẫu thuật để kiến tạo lại môi trong vòng 12 đến 18 tháng đầu sau khi sinh để sửa chữa khiếm khuyết này và cải thiện đáng kể hình thể cho khuôn mặt.

Việc phẫu thuật cho trẻ bị hở hàm ếch càng sớm càng giúp trẻ cải thiện được khả năng ăn uống, khả năng nói và khuôn mặt của trẻ. Cụ thể, trẻ bị hở hàm ếch không nên để quá 2 tuổi mới đi phẫu thuật. Đối với tật hở hàm ếch, độ tuổi tốt nhất để thực hiện phẫu thuật là sau 18 tháng tuổi. 

Các phẫu thuật lần 2 có thể thực hiện ở các thời điểm sau: 
- Phẫu thuật chức năng nói do thiếu hụt màng hầu khi trẻ được 5 tuổi 
- Ghép xương ổ răng lúc trẻ 8 – 11 tuổi
- Nâng hàm trên lúc trẻ 15 – 16 tuổi
- Phẫu thuật mô mềm lần thứ hai và chỉnh hình mũi khi trẻ 18 tuổi.

Chi phí cho phẫu thuật tùy thuộc vào từng bệnh viện. Bạn nên đưa cháu đi khám để được tư vấn cụ thể.

Chúc bạn và cháu mạnh khỏe!

Gia Hân H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị