Khi phát hiện nang thận bạn không nên quá lo lắng
Ăn mặn làm tăng nguy cơ bị bệnh đa xơ cứng
Muốn thận khỏe, bạn cần lựa chọn thực phẩm đúng cách
Thận có vấn đề, cần ăn uống ra sao?
"Bắt" bài sớm bệnh thận
TS.BS Nguyễn Hữu Dũng - Trưởng khoa Thận nhân tạo, Bênh viện Bạch Mai, cho biết:
Chào bạn! Thận được cấu tạo bởi khoảng 1 triệu đơn vị thận để bài tiết nước tiểu. Mỗi đơn vị thận đều có nhiệm vụ lọc, tái hấp thu và bài tiết nước tiểu vào bể thẩn. Từ bể thận, nước tiểu sẽ chảy theo niệu quản xuống bàng quang. Nếu vì một lý do nào đó, một đơn vị thận bị tắc (ví dụ như: Viêm, sỏi, xơ...) thì nước tiểu bị ứ lại, hình thành nên một túi chứa nước gọi là nang thận. Tuy nhiên, lượng nước không được đưa ra ngoài sẽ tái hấp thu lại một phần, chính vì thế mà thời gian nang thận gia tăng kích thước là rất lâu. Để điều trị nang thận, trước tiên bạn cần phải xác định xem mình đang mắc loại nang thận gì.
Có 3 loại nang thận: Nang thận đơn độc, thận nhiều nang (từ hai nang trở lên) và thận đa nang. Nang thận đơn độc là bệnh thường gặp. Loại nang thận đơn độc thường không có biến chứng và cũng không gây biểu hiện gì. Nang thận đơn độc được phát hiện qua siêu âm hoặc CT - Scan. Nếu nang nhỏ (dưới 6cm), không biến chứng thì không cần can thiệp. Với những nang thận có kích thước lớn (hơn 6cm) thì nên mổ vì nó chèn ép chủ mô thận, dần ảnh hưởng đến chức năng thận. Với những nang nhỏ hơn nhưng xuất hiện biến chứng nhiễm trùng nang, xuất huyết trong nang gây đau nhiều mà qua điều trị nội khoa không đỡ, tái phát nhiều lần nên xét đến can thiệp nội khoa.
Đối với thận nhiều nang phương pháp điều trị nang thận dạng này có thể là: Chọc hút nang thận và bơm chất làm xơ hóa, tuy nhiên phương pháp này có tỷ lệ tái phát cao. Ngoài phương pháp trên bệnh nhân bị thận nhiều nang có thể được phẫu thuật nội soi cắt chóp nang. Đây là loại phẫu thuật có nhiều ưu điểm, số ngày nằm viện ngắn, vết mổ nhỏ, ít đau, người bệnh hồi phục sức khỏe nhanh. Hiện nay phương pháp này được xem là phẫu thuật an toàn và hiệu quả nhất.
Đối với thận đa nang thì bệnh nhân cần được theo dõi thường xuyên. Nếu chúng gây đau, nhiễm trùng thì phải có sự can thiệp của bác sỹ chuyên khoa niệu. Nang lớn hơn 6cm thì phải mổ vì nó sẽ chèn ép các đơn vị thận bên cạnh. Biến chứng của nang thận có thể dẫn đến nang nhiễm trùng, sỏi trong nang...
Khi phát hiện bị nang thận, bạn không nên quá lo lắng. Bạn nên đi khám lại để biết được mình đang bị loại nang thận nào. Bác sỹ sẽ xem xét bạn đang mắc loại nang thận nào và có phương pháp điều trị thích hợp.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
nguyễn thị huệ
chào bác sĩ Bà cháu đi xét nhiệm và thấy thận phải có nang thành mỏng ĐK 14mm. Liệu có nguy hiểm gì ko ạ??? Mong bác sĩ giải đáp giúp cháu và cho cháu biết cách điều trị ạ cháu cảm ơn