F0 trở nặng ở Hà Nội tiếp tục tăng, TP.HCM cho trẻ mầm non đi học từ tháng 2

Cập nhật bản tin COVID-19 tính đến 9h sáng ngày 13/1

Biện pháp khắc phục chứng mất ngủ do đại dịch COVID-19

Nhìn lại 2021: “Đòn cân não” trong chiến dịch chống giặc COVID-19

F0 tại Hà Nội được tiếp nhận điều trị ở cơ sở y tế nào?

"Cú nước rút" của chiến dịch tiêm vaccine chống giặc COVID-19

Theo Cục Quản lý Khám chữa bệnh ghi nhận đến ngày 11/1 Hà Nội có 482 ca nặng và nguy kịch, tăng 16,7% so với trung bình một tuần trước. Trong đó, 424 ca thở oxy qua gọng kính, tăng 21%, thở máy xâm lấn 37 ca, tăng 11,6%. Ngoài ra, 15 ca thở máy dòng cao (HFNC), 6 ca thở máy không xâm lấn, giảm lần lượt 21,6% và 26,3%. Không có bệnh nhân đang lọc máu và can thiệp ECMO. Trong ngày hôm qua, Bộ Y tế công bố 13 ca tử vong tại thành phố.

UBND TP.HCM vừa ký ban hành Quyết định Kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 với giáo dục mầm non. Theo đó, từ tháng 2 đến tháng 7, trẻ em sẽ được đến trường tham gia các hoạt động trực tiếp theo tinh thần tự nguyện của cha mẹ, người chăm sóc trẻ. Thời gian dự kiến kết thúc năm học là 29/7.

Trước hiệu quả giảm ca tử vong và chuyển nặng rõ rệt từ Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ, Sở Y tế TP.HCM tiếp tục triển khai sang giai đoạn 2. Trong đó, các đơn vị tiếp tục xét nghiệm nhanh đợt 3 cho người thuộc nhóm nguy cơ từ ngày 17/1 đến ngày 22/1.

Thừa Thiên Huế sẽ siết chặt quy định cách ly y tế đối với người tới tỉnh. Theo đó, người đến/trở về từ các địa phương ngoại tỉnh có mức độ dịch cấp độ 3 (vùng cam) và cấp độ 4 (vùng đỏ) thực hiện cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú tối thiểu 14 ngày kể từ khi về đến địa phương.

Đối với người tiêm chưa đủ liều vaccine, thực hiện cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú tối thiểu 7 ngày. Người đã tiêm đủ liều vaccine COVID-19 hoặc người được công bố khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng, thực hiện tự theo dõi sức khỏe tối thiểu 7 ngày kể từ khi về đến địa phương và xét nghiệm 2 lần.

UBND Ninh Bình yêu cầu người đến và về tỉnh này dịp Tết Nguyên đán 2022 phải làm xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng PCR hoặc test nhanh, nếu âm tính mới được trở về gia đình.

Hải Phòng hạ cấp độ dịch từ “vùng đỏ” xuống “vùng cam”, TP. Hải Phòng khôi phục hoạt động vận tải hành khách cố định liên tỉnh tại bến xe khách Thượng Lý và bến xe khách Đồ Sơn song phải tiếp tục tuân thủ theo các hướng dẫn. Trước đó, ngày 8/1, sau khi CDC Hải Phòng công bố thành phố trở thành “vùng đỏ”, Sở GTVT Hải Phòng có văn bản chỉ đạo tạm dừng hoạt động đối với vận tải khách tuyến cố định liên tỉnh tại các bến xe chính gồm: Thượng Lý, Bắc Hải Phòng, Vĩnh Niệm và Đồ Sơn.

Trước tình hình số ca COVID-19 mới tại Nam Định tăng cao, tỉnh này sẽ cho các trường hợp không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ trên địa bàn nếu đủ các điều kiện phòng dịch được cách ly, điều trị tại nhà. Tính riêng trong ngày 12/1, Nam Định ghi nhận 227 ca mắc mới; Trong đó có 124 ca trong cộng đồng. Đây là số ca mắc mới cao nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh trong một ngày.

 
Lê Tuyết
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội