Đảm bảo dinh dưỡng mùa dịch

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng với sức khỏe, đặc biệt trong mùa dịch COVID-19

Gợi ý thực đơn 7 ngày toàn món ngon, đầy đủ dinh dưỡng

Bí quyết dinh dưỡng vàng cho trận thắng đậm đầu tiên của Đội tuyển Việt Nam tại Vòng Loại World Cup 2022

Bí quyết dinh dưỡng sống khỏe, sống thọ của người Nhật

Chế độ dinh dưỡng và tập luyện thế nào để phòng ngừa đột quỵ?

Sau đợt dịch COVID-19 thứ 4, các báo cáo về sức khỏe và tâm lý của người dân càng trở nên cấp thiết hơn. Không ít báo cáo tại TP.HCM ghi nhận, người mắc COVID-19 thường mệt mỏi, chán ăn, thậm chí rất khó ăn do sốt, nhiễm trùng, suy hô hấp. Dù sau thời gian điều trị bệnh, bệnh nhân vẫn có thể bị suy giảm chức năng hô hấp, tiêu hóa và có nguy cơ bị suy dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau. Suy dinh dưỡng làm cho cơ thể bệnh nhân bị suy kiệt, còn ảnh hưởng tới sức đề kháng, đáp ứng miễn dịch, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong mùa dịch COVID-19

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng trọng đại dịch COVID-19. Mặc dù không có loại thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng nào có thể ngăn ngừa hay chữa khỏi bệnh COVID-19, nhưng chế độ ăn uống lành mạnh góp phần rất lớn để hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh cụ thể của mỗi người phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Độ tuổi, mức độ hoạt động, hay các thực phẩm sẵn có… Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, có 6 điều cần lưu ý để xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

Ăn uống đa dạng các loại thực phẩm

 

Khi trao đổi với phóng viên Sức khỏe+ về chế độ ăn hàng ngày của mình, chuyên gia dinh dưỡng Từ Ngữ có chia sẻ: “Một ngày chế độ ăn của tôi đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng. Sáng tôi ăn mì nấu với rau và thịt. Trưa và chiều tôi đều luộc đủ 5 loại rau xanh, ăn với thịt kho hoặc cá kho hoặc trứng kho. Thịt thì có thể là thịt bò hoặc thịt lợn hoặc thịt gà. Mọi món ăn đều phải đáp ứng tiêu chí tươi và sạch. Như vậy, mới đảm bảo được một phần sức khỏe để chống chọi là bệnh tật và những ô nhiễm môi trường bên ngoài.”

Cơ thể của chúng ta vô cùng phức tạp và không có thực phẩm nào chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết để giữ cho cơ thể ở trạng thái tốt nhất. Vì vậy, chế độ ăn nên bao gồm nhiều loại thực phẩm tươi, bổ dưỡng để suy trì sức khỏe tốt.

Chế độ ăn uống hàng ngày nên cố gắng đa dạng với nhiều loại thực phẩm như: Lúa mỳ, ngô, gạo, khoai tây, các loại đậu, trái cây tươi và rau quả, cùng với thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng và sữa.

Bên cạnh đó, nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt chưa qua chế biến, chẳng hạn như ngô, kê, yến mạch, lúa mỳ, gạo lứt… Những thực phẩm này rất giàu chất xơ làm tăng cảm giác no.

Cắt giảm lượng muối

Ăn quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp và dễ dẫn đến các bệnh về tim, đột quỵ. Hầu hết mọi người trên thế giới đều ăn quá nhiều muối, trung bình chúng ta ăn lượng muối gấp đôi so với giới hạn khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (5gr/ngày, tương đương một thìa cà phê). Để cắt giảm lượng muối nạp vào cơ thể, chúng ta nên hạn chế lượng muối và gia vị natri cao (nước tương, nước mắm…) khi nấu và chế biến thực phẩm. Ngoài ra, hãy nói không với các đồ ăn vặt chứa nhiều muối.

Giảm sử dụng chất béo và dầu mỡ

Tất cả chúng ta đều cần một lượng chất béo nhất định trong chế độ ăn uống của mình, nhưng ăn quá nhiều, đặc biệt là chất béo xấu như chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa được sản xuất công nghiệp, sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, bệnh tim và đột quỵ. Vì vậy, để có một chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe chúng ta có thể thay thế bơ, mỡ lợn… bằng các loại dầu lành mạnh hơn như: Dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu ngô, dầu hướng dương, dầu trà và dầu olive.

Hạn chế ăn đường

Thông thường, chúng ta ít ai quan tâm đến số lượng đường ăn hàng ngày. Do đó, đa số đều dung nạp lượng đường nhiều hơn mức cơ thể cần. Vì thế, số người mắc bệnh đái tháo đường, béo phì, tim mạch ngày càng tăng cao.

Bạn hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa quá nhiều đường

Bạn hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa quá nhiều đường

Để giảm lượng đường trong chế độ ăn uống, chúng ta nên tránh đồ uống nhiều đường, chẳng hạn như: Nước ngọt, nước tăng lực, một số đồ uống trái cây đóng hộp, các món tráng miệng (kem, bánh ngọt, bánh quy…). Hay có một cách khác là bạn có thể chuyển sang trái cây tươi để giảm lượng đường nhưng vẫn cung cấp đủ lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Uống đủ nước

Nước chiếm tỷ lệ 70-80% trọng lượng cơ thể. Nước có vai trò cung cấp nguồn khoáng chất, vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy cần thiết cho các tế bào, nuôi dưỡng tế bào trong mọi hoạt động của cơ thể.

Hạn chế rượu bia

Rượu không phải là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Uống quá nhiều rượu sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh bệnh lý nghiêm trọng như: Tăng huyết áp, bệnh gan, bệnh tim mạch, trầm cảm, đột quỵ...

Dinh dưỡng cho người bệnh COVID-19

Dinh dưỡng cho người đang điều trị COVID-19 rất quan trọng. Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ nhanh chóng giúp cải thiện các chức năng cho cơ thể, trong đó có chức năng hô hấp.

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia (National Health Service - NHS) tại Anh, người đang điều trị COVID-19 cần bổ sung đầy đủ protein, vitamin và khoáng chất để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Người bệnh nên ăn đủ nhu cầu, ăn đa dạng và phối hợp nhiều loại thực phẩm, thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm theo ngày. Trong “cuộc chiến” với virus tồn tại trong cơ thể, cần rất nhiều năng lượng được sử dụng, khiến chúng ta cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi. Việc bổ sung các thực phẩm giàu calo như: Yến mạch, gạo, lúa mỳ nguyên cám, ngô, khoai tây, khoai lang… vào chế độ ăn là vô cùng quan trọng.

Tăng cường các thực phẩm giàu protein gồm: Cá, hải sản, trứng, sữa và các chế phẩm của sữa, thịt gia cầm, các loại đậu đỗ, đậu tương và sản phẩm từ đậu tương... Người bệnh nên bổ sung 75-100gr protein mỗi ngày. Bên cạnh đó, nên hạn chế các loại thịt đỏ.

Để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, trái cây mỗi ngày. Các vitamin A, C, D, E và chất khoáng như sắt, kẽm… có vai trò giúp chống viêm, chống nhiễm trùng, nâng cao sức đề kháng và miễn dịch. Nhu cầu rau xanh 300-400gr/người/ngày và quả chín 200-300gr/người/ngày.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp người bệnh COVID-19 bình phục tốt hơn

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp người bệnh COVID-19 bình phục tốt hơn

Người nhiễm COVID-19 cần uống đủ nước, nên uống nước ấm và chia nhiều lần trong ngày, tránh tình trạng chỉ uống khi thấy khát. Bạn có thể uống nước lọc, nước bù điện giải hoặc nước ép hoa quả đều được. Cần hạn chế nước ngọt và đồ uống có cồn.

Trong trường hợp người bệnh mệt mỏi, chán ăn, mất vị giác vẫn cần ăn đủ bữa và số lượng thực phẩm, có thể thay đổi cách chế biến thành các dạng thực phẩm lỏng như: Cháo, súp, chia làm nhiều bữa nhỏ hoặc thay thế bằng các loại sữa, sản phẩm bổ sung dinh dưỡng giàu năng lượng từ 1-3 lần/ngày.

Đặc biệt lưu ý phòng suy kiệt, thiếu dinh dưỡng cho những đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai bằng cách tăng cường chế độ ăn. Với người có bệnh nền thì phải thực hiện uống thuốc theo đơn của bác sỹ và chế độ ăn phù hợp với bệnh lý.

Những điều cần lưu ý trong việc ăn uống

Mặc dù ở thời điểm hiện nay chưa có bằng chứng nào cho thấy thực phẩm hay bao bì đựng thực phẩm có liên quan đến truyền nhiễm COVID-19, nhưng thực tế người bệnh có thể chạm vào các bề mặt đó. Khi nhận, bạn cầm vào gói hàng rồi vô tình đưa tay lên mắt, mũi, miệng… có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Hiện nay, “đi chợ online” đang được ưa chuộng, tuy nhiên, bạn cần phải thận trọng trong việc lựa chọn mặt hàng, tránh thực phẩm ôi thiu, hàng cũ, hàng bán chậm. Nên đặt mua ở các cơ sở, các chuỗi cung ứng uy tín có hình thức bán hàng online giao tận nhà như: Siêu thị, bách hóa…

Khi nhận hàng, bạn nên loại bỏ bao bì đóng gói không cần thiết và bỏ vào thùng rác có nắp đậy. Nên lau sạch thực phẩm đóng hộp bằng khăn khử khuẩn trước khi sử dụng hoặc dự trữ. Luôn ăn chín, uống sôi để hạn chế nguy cơ lây bệnh qua thực phẩm.

Dinh dưỡng không thể thay thế cho bất kỳ một loại thuốc nào và cũng không ngăn ngừa nhiễm bệnh do COVID-19. Tuy nhiên, việc duy trì một hệ miễn dịch khỏe là điều cần thiết đối với cơ thể mỗi người.

Lê Tuyết
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng