Tin vui: Gần như mọi quốc gia trên thế giới tuyên bố sẽ giảm ô nhiễm nhựa

Ô nhiễm rác thải nhựa đại dương trở thành vấn đề cấp bách toàn cầu

Rác thải và sinh vật phơi bụng trên mặt hồ Hà Nội

5 tỷ tấn nhựa rác thải đang "bao bọc" Trái Đất

WHO: Hơn 90% trẻ em trên thế giới phải hít thở không khí ô nhiễm hàng ngày

Ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?

187 quốc gia tham dự đã đưa ra một số quyết định quan trọng: Đồng ý cấm sử dụng các hóa chất công nghiệp có hại như PFOA (được tìm thấy trong các nguồn cung cấp nước uống trên khắp thế giới và có liên quan đến rối loạn hormone) và kêu gọi thêm quy định về ô nhiễm rác thải nhựa để bảo vệ đại dương.

Theo Công ước Basel sửa đổi, các loại nhựa thải không phù hợp để tái chế sẽ được bổ sung vào danh sách rác thải cần quản lý, và cần phải có sự đồng ý của các nước nhập khẩu trước khi xuất sang các nước này.

Ban thư ký Công ước cho biết sửa đổi trên sẽ “khiến cho hoạt động buôn bán rác thải nhựa trên toàn cầu trở nên minh bạch hơn và được quản lý tốt hơn, trong khi đảm bảo rằng việc xử lý chúng sẽ an toàn với sức khỏe con người và môi trường”.

Rõ ràng, mỗi quốc gia sẽ cần phải quyết định làm thế nào để làm sạch ô nhiễm rác thải nhựa. Bên cạnh đó, một số khuyến nghị bao quát đã được đưa ra, như: Đổi mới cách giảm rò rỉ chất thải nhựa ra môi trường, thay thế nhựa sử dụng một lần bằng các sản phẩm có thể tái sử dụng, yêu cầu các nhà sản xuất nhựa chịu trách nhiệm tìm ra các phương án ​​dọn dẹp và các chiến dịch tuyên truyền về mối đe dọa từ ô nhiễm rác thải nhựa…

Theo Susan Ruffo, một chuyên gia về ô nhiễm của Tổ chức Bảo tồn Đại dương, nguyên nhân cơ bản của 100 triệu tấn rác thải nhựa trên đại dương là do hệ thống quản lý và tái chế chất thải trên đất liền.

“Công ước Basel sửa đổi sẽ khuyến khích các cộng đồng ở khắp mọi nơi phát triển các giải pháp bền vững, phù hợp tại địa phương để quản lý chất thải của họ và loại bỏ nhựa ra khỏi đại dương”, Susan Ruffo nhận định, “Cuộc khủng hoảng ô nhiễm rác thải nhựa trên đại dương đòi hỏi phải có sự chung tay hành động của toàn nhân loại.”

Trong số 10 quốc gia thải nhiều nhựa ra đại dương nhất, Mỹ là quốc gia duy nhất chưa chính thức ký kết Công ước Basel và do đó sẽ không chịu trách nhiệm đối với khuôn khổ mới này.

Nghiên cứu cho thấy rác thải nhựa có thể được tìm thấy trên khắp thế giới, từ bờ biển đông dân nhất đến xa nhất, tác động tiêu cực tới động vật phù du, động vật không xương sống, cá, rùa, chim và động vật có vú. Đặc biệt, nhựa có thể vẫn nổi trên mặt nước trong nhiều thập kỷ hoặc lâu hơn, di chuyển trong khoảng cách hơn 3.000km từ điểm xuất phát, tạo ra môi trường sống cho vi khuẩn và tảo. Điều này làm tăng phạm vi địa lý của vi khuẩn và tảo, do đó có nguy cơ lây lan các loài và bệnh xâm lấn.
Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn