Tình nguyện viên tiếp tế nhu yếu phẩm cho gia đình có người cách ly y tế tại TP HCM - Ảnh: VnExpress
Thai phụ và trẻ sơ sinh mắc COVID-19 xử trí thế nào?
Chăm sóc trẻ trong mùa dịch COVID-19: 3 sai lầm phụ huynh cần tránh
Lưu ý khi dùng toa thuốc điều trị COVID-19 tại nhà cho người F0
Cẩn trọng với hướng dẫn tự điều trị COVID-19 trên mạng xã hội
Mục tiêu cần đạt trong chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, những trường hợp nhiễm COVID-19 (còn gọi là F0) không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, không có bệnh lý nền, có đủ các điều kiện về sức khỏe, điều kiện cách ly có thể được theo dõi và chăm sóc tại nhà.
Trong quá trình điều trị tại nhà, người bệnh cũng như người thân cần theo dõi chặt chẽ diễn biến sức khỏe, kịp thời phát hiện các biểu hiện bệnh trở nặng để yêu cầu hỗ trợ về y tế hoặc chuyển người nhiễm đến bệnh viện kịp thời. Ngoài ra, trong thời gian này, người bệnh cần nâng cao thể trạng, dinh dưỡng, ổn định tâm lý của người nhiễm để tăng khả năng chống đỡ với bệnh.
Việc theo dõi, điều trị F0 tại nhà cần bảo đảm chăm sóc an toàn, không để xảy ra lây nhiễm cho người cùng sống trong gia đình và cho cộng đồng.
Người nhiễm COVID-19 nào được cách ly, theo dõi tại nhà?
Những người nhiễm COVID-19 hội đủ các điều kiện như sau được các cơ quan có trách nhiệm quyết định cách ly, theo dõi tại nhà:
1. Mức độ bệnh và đặc điểm của người nhiễm COVID-19
- Không triệu chứng hoặc triệu chứng mức độ nhẹ (không có suy hô hấp: SpO2 ≥ 96%, nhịp thở ≤ 20 lần/phút).
- Tuổi: Trên 12 tháng và dưới 50 tuổi.
- Bệnh, thể trạng kèm theo: Không có bệnh nền.
- Không mang thai.
2. Người nhiễm COVID-19 có khả năng tự chăm sóc bản thân
- Có thể tự chăm sóc bản thân như ăn uống, giặt quần áo, vệ sinh cá nhân…
- Biết cách đo thân nhiệt.
- Có khả năng liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, giám sát. Khi có tình trạng cấp cứu, có sẵn và sử dụng được các phương tiện liên lạc như điện thoại, máy tính…
- Có khả năng tự dùng thuốc theo đơn thuốc (toa) của bác sỹ.
Nếu người nhiễm COVID-19 không có khả năng tự chăm sóc, gia đình phải bố trí người khỏe mạnh, có kiến thức chăm sóc người bệnh, biết cách phòng ngừa lây nhiễm để hỗ trợ người bệnh thực hiện các tiêu chí trên. Tuy nhiên, nên hạn chế số lượng người chăm sóc.
Những việc cần chuẩn bị
Ngay khi được thông báo về việc cách ly người nhiễm tại nhà, các thành viên trong nhà chuẩn bị các nội dung sau:
- Lưu lại các số điện thoại cần thiết: Đường dây nóng phòng, chống dịch; Người được phân công hỗ trợ theo dõi sức khỏe người nhiễm...
- Xác định và thống nhất với cả gia đình về vùng không gian dành riêng cho người nhiễm.
- Phân công 1 người phù hợp nhất chăm sóc người nhiễm (nếu cần).
- Chuẩn bị các vật dụng tối thiểu:
+ Khẩu trang y tế dùng 1 lần (đủ dùng cho cả nhà trong 2-3 tuần);
+ Găng tay y tế sạch (tối thiểu đủ dùng cho người chăm sóc trong 2-3 tuần);
+ Nhiệt kế thủy ngân hoặc nhiệt kế điện tử, máy đo huyết áp;
+ Thùng đựng chất thải lây nhiễm có nắp đậy và các túi nilon màu vàng (túi đựng chất thải y tế) để lót bên trong thùng;
+ Dụng cụ cá nhân dành riêng cho người nhiễm: Bàn chải răng, khăn tắm, khăn mặt, chậu tắm, giặt, bộ đồ dùng ăn uống, xà phòng (tắm, giặt), máy giặt (nếu có), dụng cụ phơi, sấy trang phục cá nhân;
+ Các thuốc đang sử dụng cho người trong nhà có bệnh sẵn có như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, gout… với số lượng có thể dùng trong ít nhất 30 ngày;
+ Các thuốc và đơn thuốc (toa) của bác sỹ đối với người nhiễm (nếu có).
Trong thời gian này, gia đình không cần quá lo lắng tích trữ nhiều thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác. Chính quyền địa phương, người thân và các lực lượng, tổ chức sẽ giúp đỡ gia đình trong thời gian cách ly tại nhà.
Bình luận của bạn