Bộ Y tế đề nghị tăng cường kiểm tra, giám sát việc kinh doanh nguyên liệu làm thuốc, đặc biệt là nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt...
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ 2 vụ việc y tế tại Hải Phòng, Thanh Hóa
Cần siết chặt quản lý giám định pháp y, pháp y tâm thần
Bộ Y tế đề nghị xử lý loạt fanpage vi phạm luật quảng cáo
Bộ Y tế: Không sử dụng vitamin A liều cao trôi nổi ngoài thị trường
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cùng các cơ sở sản xuất, xuất nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc, yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này.
Theo Cục Quản lý Dược, thời gian qua, cơ quan chức năng đã phát hiện một số trường hợp kinh doanh, sản xuất sản phẩm liên quan đến sức khỏe không đúng quy định pháp luật. Trước tình hình đó, thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Bộ Y tế yêu cầu siết chặt hơn nữa công tác quản lý nguyên liệu làm thuốc.
Cụ thể, các Sở Y tế phải chỉ đạo cơ sở bán buôn nguyên liệu làm thuốc thực hiện đúng quy định về báo cáo, sử dụng và kinh doanh nguyên liệu dược. Đặc biệt, cần tăng cường kiểm tra đối với các nguyên liệu thuộc danh mục phải kiểm soát đặc biệt, xử lý nghiêm vi phạm nếu có và báo cáo kết quả về Cục Quản lý Dược.
Đối với các cơ sở sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc, Bộ Y tế yêu cầu phải tuân thủ nghiêm quy định về mục đích sử dụng, sản xuất, kinh doanh, và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ báo cáo. Đồng thời, nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm theo Điều 6 của Luật Dược 2016.
Trước đó, Cục Quản lý Dược cũng đã có văn bản gửi các Sở Y tế, bệnh viện, viện trực thuộc Bộ về việc đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho công tác khám chữa bệnh.
Trong đó, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các bệnh viện, trung tâm kiểm soát bệnh tật và các cơ sở y tế trên địa bàn xây dựng kế hoạch và triển khai mua sắm thuốc để đảm bảo sẵn sàng cung ứng đủ thuốc, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng khan hiếm, thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân;
Các Bệnh viện, Viện trực thuộc Bộ chủ động liên hệ với các cơ sở cung ứng thuốc để đặt hàng, theo dõi tiến độ giao hàng, xây dựng kế hoạch mua sắm, theo dõi tiến độ giao thuốc và tìm kiếm giải pháp thay thế trong trường hợp khan hiếm.
Bộ Y tế nhấn mạnh, các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc cần tăng cường năng lực cung ứng, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, tăng giá. Trường hợp có nguy cơ thiếu thuốc, phải báo cáo kịp thời để có biện pháp xử lý, bảo đảm quyền lợi và sức khỏe cho người dân.
Bình luận của bạn