Giáo viên dùng phấn nhiều có bị lao phổi?

Giáo viên phải tiếp xúc với bụi phấn thạch cao liên tục, hít vào phổi khối lượng bụi phấn rất lớn

Nhiều bệnh nhi lao có thể chết do thiếu thuốc điều trị

Thủ tướng phê duyệt dự án 2 triệu euro cho bệnh lao, phổi

WHO ưu tiên cho cuộc chiến chống viêm gan và lao phổi

BS. Đặng Hùng Minh – Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai:

Chào bạn,

Tuy chưa có một cuộc điều tra chính thức, chính xác về số giáo viên mắc bệnh do nghề nghiệp trong cả nước, nhưng môi trường học đường ảnh hưởng tương đối lớn đến sức khoẻ của người giáo viên.

Các thầy cô giáo hay những người trực tiếp giảng dạy thường phải nói nhiều và nói to. Bên cạnh đó, giáo viên phải tiếp xúc với bụi phấn thạch cao liên tục, hít vào phổi khối lượng bụi phấn rất lớn. Bụi phấn tích tụ lâu ngày thường gây ra các vấn đề như: Viêm mũi dị ứng (rất khó chữa), viêm xoang, viêm phế quản, có nhiều người bị suyễn...  Theo nhiều nghiên cứu, số lượng bệnh nhân “có vấn đề” về họng tập trung nhiều ở đội ngũ nhà giáo.

Khi bị viêm nhiễm lâu, sức đề kháng của cơ quan hô hấp sẽ bị giảm đi. Kết quả là, khi các vi khuẩn lao tấn công cơ thể thì nguy cơ mắc lao phổi sẽ cao hơn. Có người đã phải bỏ nghề giáo, chuyển sang làm nghề khác dù không muốn. 

Mẹ bạn bị ho có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau chứ không nhất thiết là lao phổi, bạn nên bình tĩnh và đưa mẹ đi khám tại bệnh viện để phát hiện chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời. 

Ngoài ra, bạn nên nhắc nhở mẹ nghỉ ngơi hợp lý, có chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, không nên nói quá nhiều liên tục trong khoảng 3 tiếng đồng hồ sẽ khiến thanh quản bị tổn thương nặng, hít thở sâu khi cảm thấy căng thẳng trong giờ học để cung cấp đủ oxy khiến não hoạt động minh mẫn hơn...

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Kim Chi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị