Một nghiên cứu mới đây cho thấy uống “thuốc bổ glucosamin không thuyên giảm quá trình thiệt hại sụn gối, không giảm đau hoặc cải thiện chức năng ở những người bị đau đầu gối mãn tính”, theo TS C. Kent Kwoh, giám đốc Trung tâm viêm khớp, đại học Arizona.
Những năm gần đây, nhiều bệnh nhân người Việt bắt đầu sử dụng glucosamin như một loại bổ dược trị viêm khớp gối và các khớp khác.
Giá một chai thuốc glucosamin từ 400 ngàn đến trên một triệu đồng.
Nghiên cứu mới, đăng trên tạp chí Arthritis & Rheumatology (Viêm thấp khớp), đã khảo sát 200 người đau ở nhiều mức độ khác nhau ở một hoặc cả hai đầu gối.
Họ được chọn ngẫu nhiên để uống 1.500mg glucosamin hoặc giả dược (placebo) mỗi ngày cùng với một chai nước chanh 355ml trong vòng 24 tuần lễ.
Sau đó họ được quét MRI để đánh giá thiệt hại của sụn ở đầu gối. Mức độ giảm thiệt hại sụn ở nhóm glucosamin không lớn so với nhóm giả dược.
Tỷ lệ khác biệt giữa hai nhóm là 0,938, theo TS C. Kent Kwoh và các cộng sự.
“Báo cáo này một lần nữa nêu bật những khó khăn vốn có trong nghiên cứu viêm khớp gối,” TS Allen Sawitzke, đại học Utah, Salt Lake City, nhận định.
“Đó là căn bệnh tiến triển, thường phải mất nhiều năm để phát triển đến điểm của triệu chứng và không phát bệnh đồng đều nhưng tuỳ theo từng giai đoạn,” Sawitzke giải thích. Ông là trưởng nhóm điều tra về thử nghiệm lâm sàng của glucosamin và chondroitin do Viện sức khoẻ quốc gia tài trợ.
Kết quả thử nghiệm cũng cho thấy các loại thuốc bổ nói trên rất ít bổ đối với khớp.
Do hiện nay không có thuốc trị giảm bệnh viêm khớp được chứng minh là có hiệu quả, nhiều bệnh nhân chỉ còn biết dựa vào thuốc bổ và các phương trị khác như glucosamin.
Tại Mỹ, hơn 1/10 người dùng thuốc bổ này, và doanh số toàn cầu vượt quá 2 tỷ USD trong năm 2010.
“Có cả một thị trường lớn về thuốc này,” TS Nancy E. Lane, giám đốc Trung tâm sức khoẻ cơ xương, đại học California Davis ở Sacramento, người có can dự vào nghiên cứu của Viện sức khoẻ quốc gia, nói.
Nhiều nghiên cứu đã tìm cách xác định glucosamin có hiệu quả hay không, và các kết quả đã xung đột nhau và có thể bị tác động bởi sự sai lệch truyền thông từ các thử nghiệm do ngành công nghiệp (bán glucosamin) tài trợ.
Hầu hết các nghiên cứu trước đây đều dựa và X quang để đánh giá các thay đổi cấu trúc. Trong khi đó, MRI nhạy cảm hơn, có thể cho thấy trực tiếp các thay đổi sụn khớp và những phát hiện đặc trưng như tổn thương tuỷ xương có liên quan đến sự tiến triển của bệnh và cơn đau.
Một kết quả thứ hai từ nghiên cứu nói trên của đại học Arizona là sự bài tiết nước tiểu có CTX-II, một chỉ dấu về suy giảm sụn. Không có khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tham gia thử nghiệm về kết quả này.
Bình luận của bạn