Ống thuốc chuột hai chị em ruột ở Quảng Ninh uống phải do nhầm là ống thuốc bổ (Ảnh: H.H)
Cho cháu uống thuốc hạ sốt, bà ngoại lấy nhầm... thuốc chuột
Dùng dầu bôi trơn có làm giảm khả năng thụ thai?
Dự báo thời tiết 7/8: Bắc Bộ hết mưa, trên biển có lốc xoáy
Giật mình với phương pháp xóa nhăn bằng… dao cạo
Theo đó, sáng 3/8, khi đi trên đường, bé gái nhặt 2 ống thuốc vỏ nhựa, bên trong có màu hồng giống lọ siro mà em đã từng được uống. Về nhà, bé gái đã cho em trai 1 ống, mình một ống để uống. Cậu em uống một lèo hết trọn vẹn một ống thuốc còn cô chị vì thấy mùi khó chịu nên uống khoảng 2/3 ống thuốc.
“Vỏ ống thuốc mà gia đình bệnh nhân mang lên rất giống ống men tiêu hóa, ống thuốc bổ dạng siro màu bán rất phổ biến ở các hiệu thuốc”, BS. Đỗ Hoàng Hải, khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết.
Sau khi uống ống thuốc này, cả hai bé đều xuất hiện tình trạng nôn kèm theo đau bụng. Tuy nhiên vì không biết con uống phải thuốc chuột nên bố mẹ không cho đi viện ngay mà ra hiệu thuốc mua men tiêu hóa về cho con uống. Thế nhưng tình trạng nôn ngày càng dữ dội hơn, và đến 15h cùng ngày, ông bố đi ra sân thì tìm thấy vỏ ống thuốc nhựa vứt dưới sân, ông nhặt lên mới nhận ra ngay là ống thuốc chuột mà dân địa phương vẫn hay dùng để bẫy chuột. Nhặt vội ống thuốc mang vào hỏi cô con gái 5 tuổi thì bé gật đầu đã uống lọ thuốc này.
Ngay lập tức gia đình đã đưa 2 bé đến Bệnh viện Uông Bí và lúc này bé trai 3 tuổi bắt đầu xuất hiện tình trạng co giật. Còn bé gái 5 tuổi do uống ít hơn nên không bị co giật, chỉ nôn. Hai bệnh nhi đã được cấp cứu, rửa dạ dày và được chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai ngay tối cùng ngày.
Tại đây, bệnh nhi được điều trị thải độc và theo dõi. Dù hai bé đã tỉnh táo nhưng vẫn cần được theo dõi thêm tại viện để đánh giá ảnh hưởng của thuốc chuột đến các chức năng của cơ thể.
Tình trạng nhầm hóa chất là đồ ăn, uống rất phổ biến. Như trước đó tại BV Đa khoa Hà Đông 4 người trong cùng một gia đình phải nhập viện vì ngộ độc thuốc diệt muỗi do khi nấu ăn, người bố nhầm gói thuốc diệt muỗi để ngay ở bếnh nấu là gói gia vị mì tôm nên sử dụng cho vào nồi canh.
Hay mới đây nhất, hôm 17/7, tại một trường mầm non trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, 4 bé học sinh mẫu giáo tìm được một gói bột thông cống và nhầm tưởng là đường nên rủ nhau bóc ra ăn và ngộ độc, trong đó một trường hợp bị tổn thương rất nặng gây loét sâu vùng miệng và hạ họng, kèm theo nhiễm trùng, đau bụng.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết, những tai nạn như hai chị em bệnh nhân này gặp rất nhiều ở trẻ. Tại khoa nhi cũng đã từng tiếp nhận nhiều trường hợp uống nhầm dầu, hóa chất... đựng trong chai lọ đựng thực phẩm quen thuộc như chai nước lọc, chai trà xanh. Bệnh viện đã từng tiếp nhận rất nhiều trường hợp uống nhầm hóa chất, thậm chí cả thuốc trừ sâu do người lớn đựng trong các chai lọ này mà trẻ không biết nên uống nhầm và gây nhiều nguy cơ cho sức khỏe.
“Cũng từng có bệnh nhân uống nhầm thuốc diệt cỏ gia đình để trong chai C2 để tận chuồng trâu nhưng trẻ nhìn thấy tưởng nước uống được. Trẻ uống nhầm thuốc diệt chuột, nhặt, ăn thức ăn tẩm thuốc chuột để nhử chuột khoa nhi cũng đã từng gặp phải. Các trường hợp này chủ yếu là bệnh nhi nhỏ tuổi, trong đó phổ biến nhất là khoảng 2 - 5 tuổi”, TS Dũng nói.
Vì thế, để phòng ngộ độc thuốc, hóa chất, chất độc cho trẻ… các loại này luôn cần được để ở nơi riêng biệt, cách xa nguồn thức ăn, xa trẻ em để tránh trẻ nghịch đến, nguy cơ uống nhầm hoá chất. Tuyệt đối không đựng thuốc, hoá chất vào các chai lọ không nhãn mác, các chai lọ giống chai nước ngọt, đồ ăn… Cần chú ý ghi rõ bên ngoài tên các loại thuốc sâu, thuốc diệt chuột, thuốc diệt muỗi… để tránh nhầm lẫn đáng tiếc và phải cất xa, riêng biệt với nguồn thực phẩm, không trong tầm nhìn, với của trẻ để phòng những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra với trẻ.
Bình luận của bạn