Giải mã các hành vi của chim cảnh

Hành vi của chim cảnh cũng có thể nói lên trạng thái cảm xúc của chúng

Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm ở chim cảnh

Tại sao không nên nuôi cú làm thú cưng?

“Sen” có nên nuôi sóc bay Úc làm thú cưng?

Bạn có thực sự hiểu thú cưng của mình?

1. Cắn

Cắn là một trong những hành vi bất thường phổ biến nhất được ghi nhận ở các loài chim cảnh. Hiện tượng này đáng chú ý bởi khả năng gây đau đớn cho chủ nuôi. Tuy nhiên, hành vi cắn ở chim có thể được điều chỉnh tương đối dễ dàng thông qua việc xác định nguyên nhân cơ bản.

Khi đối diện với hành vi cắn từ chim cảnh, cần xem xét liệu chúng có đang phản ứng với tác nhân gây sợ hãi, và hành vi này có liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố, hay đơn thuần là một hình thức tương tác mang tính vui đùa?

Việc xác định chính xác nguyên nhân sẽ tạo cơ sở để triển khai các biện pháp can thiệp, từ đó ngăn chặn hành vi cắn tái diễn trong tương lai. Ví dụ, đối với những cá thể chim cắn do lo sợ, quá trình làm quen dần với sự hiện diện của con người có thể giúp giảm đi phản ứng này.

2. La hét

Hành vi la hét được ghi nhận là một vấn đề thường gặp và gây khó chịu cho người nuôi chim. Mặc dù việc phát ra âm thanh là một đặc điểm sinh học bình thường ở hầu hết các loài chim nhưng tần suất và cường độ la hét bất thường có thể là dấu hiệu của các vấn đề tâm lý như buồn chán, trầm cảm hoặc căng thẳn.

3. Cắn phá đồ đạc

Vẹt cũng có thể phá hoại đồ đạc nếu chúng được thả trong môi trường nhà ở.

Vẹt cũng có thể phá hoại đồ đạc nếu chúng được thả trong môi trường nhà ở.

Hành vi cắn phá, phá hoại ở chim cảnh, đặc biệt là những chú vẹt nhà là một dấu hiệu cho thấy chúng đang gặp vấn đề với môi trường sống hoặc thiếu sự kích thích tinh thần cần thiết để duy trì hoạt động nhận thức.

Vốn là loài động vật có trí thông minh cao, vẹt đòi hỏi sự nhiều sự quan tâm để tránh trạng thái buồn chán. Khi vẹt biểu hiện các hành vi phá hoại rõ rệt, việc đánh giá lại thời gian tương tác của người nuôi với thú cưng và thực hiện các biện pháp giúp chúng tham gia cùng chủ nuôi vào các hoạt động thường nhật có thể giúp giảm đáng kể xu hướng hành vi này ở đa số các loài vẹt nhà.

4. Hung dữ

Sự hung dữ đột ngột ở chim thường liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố do chu kỳ sinh sản. Tuy nhiên, các yếu tố khác cũng có thể gây ra hành vi này, cho thấy chim có thể đang cảm thấy không thoải mái hoặc không có mối liên hệ tốt với người nuôi.

Để giảm tính hung dữ và các hành vi liên quan, nên áp dụng các kỹ thuật tăng cường mối quan hệ với chim. Nếu các biện pháp này không mang lại hiệu quả sau một thời gian áp dụng, “sen” nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để có được giải pháp tốt nhất.

5. Tự nhổ lông

Hiện tượng chim tự nhổ lông có thể là biểu hiện của các vấn đề nghiêm trọng như trầm cảm hoặc môi trường sống bất ổn. Khi phát hiện chim cưng có hành vi này, cần tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ thú y chuyên khoa để loại trừ các bệnh lý tiềm ẩn, ví dụ như bệnh mỏ và lông vẹt (Psittacine Beak and Feather Disease - PBFD).

Nếu các nguyên nhân y tế đã được loại trừ, việc đánh giá lại chế độ nuôi dưỡng, dinh dưỡng và tương tác với chim là cần thiết. Các yếu tố như không gian sống chật hẹp hoặc không vệ sinh, chế độ ăn thiếu dưỡng chất và sự thiếu quan tâm có thể dẫn đến hành vi tự nhổ lông ở chim. Để đảm bảo sức khỏe và trạng thái tinh thần tốt cho chim, cần tối ưu hóa các biện pháp chăm sóc.

 
Hà Chi (Theo The SprucePets)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn cùng nhà