Ngày 29/4/2012, một lò sản xuất chuyên tái chế bánh trung thu hỏng tại huyện Đông Hoản, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc cũng bị phát hiện và tiêu hủy. Theo điều tra, lò sản xuất này chuyên thu gom bánh trung thu ế, được sản xuất từ hơn 1 năm trước, về "mông má" lại như mới. Khi đội điều tra tới bắt quả tang tại lò, ai nấy đều phát buồn nôn vì mùi bánh thối nồng nặc, chưa kể nhân bánh đã lên men mốc, sinh giòi bọ, vứt lung tung trên sàn nhà bẩn thỉu. Trong những thùng dầu và hóa chất tái chế bên cạnh còn nổi lềnh bềnh cả chuột chết, dán chết. Số bánh tái chế bị tịch thu mang đi tiêu hủy ở riêng lò này chứa đầy 4 xe tải lớn.
Theo số liệu mới công bố tại hội nghị xu hướng hàng tiêu dùng bánh trung thu Trung Quốc 2013 vào cuối tháng 6/2013, bánh trung thu Trung Quốc tiêu thụ tốt với mức tăng trưởng trung bình 10%/năm suốt 8 năm qua và loại bánh bình dân được tiêu thụ mạnh nhất. 30 chất phụ gia đã được sử dụng cho bánh trung thu tại Trung Quốc để nhằm nâng cấp mẫu mã, thu hút người mua, hiện cũng bị chính người dân nước này lo sợ gây tổn hại tới sức khỏe. Tuy nhiên cũng chính vì hám lợi nhuận ngày càng tăng này, báo chí Trung Quốc hằng năm cũng bận rộn phát giác vô số vụ làm bánh trung thu từ bánh phế phẩm.
Theo nguồn tin của một số du học sinh Việt Nam và người Việt sinh sống tại Trung Quốc, rất nhiều người lo ngại số bánh trung thu "tái chế" trên đã bị tuồn vào Việt Nam tiêu thụ vì thương gia hám lời.
Nhiều nước cấm nhập khẩu Đối với khách du lịch mang bánh trung thu, nhiều nước cũng có những quy định khác nhau. Úc cấm
khách du lịch mang bánh trung thu có nhân thịt hoặc nhân trứng gà nhập cảnh, nếu phát hiện sẽ bị
phạt hơn 60.000 đô la Úc, thậm chí bị 10 năm tù giam. Nhật Bản quy định phải trình giấy chứng nhận
xuất xứ kiểm dịch và giấy chứng nhận cơ sở sản xuất bánh nếu nhập cảnh có từ 5 kg bánh trung thu
trở lên. Hàn Quốc chỉ cho phép nhập cảnh với khách mang từ 5 kg bánh trung thu trở xuống và trị giá
không quá 100 USD… |
Bình luận của bạn