- Chuyên đề:
- Nhiệt miệng
Tổn thương ở niêm mạc miệng có rất nhiều nguyên nhân
Loét miệng kéo dài có thể là dấu hiệu của ung thư miệng
Bé bị nhiệt miệng do dùng kháng sinh phải làm sao?
Dùng kem đánh răng nào khi bị nhiệt miệng?
Trị nhiệt miệng bằng kháng sinh có hiệu quả?
Tổn thương ở niêm mạc miệng có rất nhiều nguyên nhân như: Răng sâu, viêm quanh răng, viêm tủy răng; Do những sang chấn từ bên ngoài; Do nhiễm vi khuẩn, nhiễm siêu vi; Nhiễm nấm; Do dị ứng thuốc; Do bệnh lý tự miễn; Ung thư biểu mô...
Trong đó viêm loét miệng lưỡi do áp-tơ là bệnh thường gặp. Biểu hiện ở đa số các trường hợp bệnh giới hạn tại niêm mạc miệng - lưỡi và thường do nhiều yếu tố kết hợp: Stress, ảnh hưởng nội tiết (hành kinh, có thai, mãn kinh), thiếu vitamin C, PP, B6, B12, thiếu sắt. Theo Đông y gọi nhiệt miệng, còn theo y học hiện đại gọi bệnh áp-tơ. Khoảng 15 - 25% bệnh nhân bị áp-tơ phức tạp có thiếu máu gồm: Thiếu máu thiếu sắt, folate, kẽm, vitamin B12...
Về điều trị nhiệt miệng nhiều khi không phức tạp, tuy nhiên bệnh rất hay tái phát và việc tìm nguyên nhân gây nhiệt miệng để điều trị là quan trọng. Trước hết cháu cần ăn uống các thức ăn mát như bột sắn dây, sinh tố rau má, tránh ăn tiêu, ớt, không uống rượu... và giữ vệ sinh răng miệng (súc miệng nước muối loãng), nếu đau nhiều có thể dùng kem nhiệt miệng bôi trước khi ăn... Để xác định nguyên nhân, cháu nên đi khám tại chuyên khoa nội hoặc da liễu để được kê đơn dùng thuốc thích hợp. Khi điều trị hết nốt viêm loét ở miệng thì hạch cũng sẽ hết (vì đây là phản ứng hạch) nên cháu không nên quá lo lắng.
BS. Vũ Lan Anh
Bình luận của bạn